10 ĐẠI MƯU LƯỢC GIA TRUNG QUỐC - Trang 129

4. Công Thành Thiệt Thân


Năm 285 trước công nguyên, mặt trận liên hợp chống Tề do năm nước Tần, Triệu, Hàn, Ngụy, Yên tổ
chức đã được hình thành. Tất nhiên, việc hình thành mặt trận liên minh chống Tề này phải quy công
cho sự hoạt động bí mật của Tô Tần. Nguy cơ bị tiêu diệt của nước Tề đã hiện ra trước mắt.

Đến năm 284 trước công nguyên, Yên Chiêu Vương đích thân sang Triệu để hội kiến với Triệu Huệ
Văn Vương, chính thức tuyên bố tuyệt giao với nước Tề. Tiếp đó, liên quân năm nước đã nhanh như
chớp từ khu vực có sự phòng thủ yếu kém của nước Tề ở phía Bắc, kéo quân đánh thốc vào nước này.
Quân đội của nước Tề liều chết chống trả và đã diễn ra một trận đánh to giữa quân Tề và liên quân
năm nước tại phía Tây của nước Tề. Kết quả, toàn bộ quân đội của Tề đã bị tiêu diệt.

Sau trận đánh to tại phía Tây của nước Tề, thì Tần, Triệu, Hàn, Ngụy đều án binh bất động. Chỉ riêng
có quân đội của nước Yên do tướng Lạc Nghị chỉ huy, tiếp tục đánh thẳng vào nội địa nước Tề, và đã
hạ được thủ đô của nước này là Lâm Tri. Tề Mân Vương bỏ chạy đến Cử Thành, bị Náo Xỉ giết chết.
Yên Chiêu Vương nằm gai nếm mật suốt hai mươi tám năm, rốt cục đã thực hiện được ý nguyện của
mình, trả được mối thù ôm ấp từ lâu.

Cuộc đại thắng nước Tề của Lạc Nghị, cố nhiên là không thể tách rời sự lãnh đạo anh minh của Yên
Chiêu Vương, cũng như tài năng quân sự của Lạc Nghị. Nhưng bất cứ thế nào, cũng không thể đánh giá
thấp tác dụng phản gián của Tô Tần. Trong chương "Dụng gián" của sách "Tôn Tử" có nói: “Xưa kia
nước Ân được hưng thịnh, là do có Doãn Chí ở Hạ. Châu sở dĩ được hưng thịnh, là do có Lữ Nha ở
Ân". Và, gần đây bộ sách “Tôn Tử" viết trên thẻ tre vừa mới khai quật được trong ngôi mộ đời Hán tại
núi Ngân Tước, lại thấy có viết thêm một câu : "Yên sở dĩ hưng thịnh, là do có Tô Tần tại Tề”. Như
vậy việc khẳng định tác dụng quan trọng qua hành động phản gián của Tô Tần là không còn điều gì
phải nghi ngờ nữa.

Sau khi quân Yên đem toàn lực đánh Tề (284 trước công nguyên), thì hành động phản gián của Tô Tần
cho nước Yên đã hoàn toàn bộc lộ. Tề Mân Vương hết sức thịnh nộ, bèn hạ lệnh bắt Tô Tần dùng xe
để xé xác. Lúc Tô Tần chết mới có năm mươi tuổi. Cả cuộc đời của nhà "tung hoành" này, đã hiến
dâng trọn cho nước Yên. Trong bài bình luận về Tô Tần, Phục Kiền có nói : "Tô Tần không giữ chứ
tín với nước Tề, nhưng lại giữ chữ tín một cách chung thủy với nước Yên" là người đã “chung thủy với
nước Yên”. (Phần “Lỗ Trọng Liên, Trâu Dương Truyện trong sách "Sử ký”).

Tô Tần chết vì đã đến nước Tề làm phản gián cho nước Yên, bị người thời bấy giờ chê cười, nên sự
tích cũng dần dần bị chìm trong sự quên lãng. Nhưng Tư Mã Thiên đối với việc này lại tỏ ra rất cảm
động. Trong sách “Sử ký" phần "Tô Tần liệt truyện" ông đã nói : “Tô Tần do làm phản gián mà chết,
nên thiên hạ đều cười chê, tránh không học cái thuật của ông. Nhưng người đời nói về Tô Tần có chỗ
khác nhau. Cứ thấy những gì tương cận với chỗ khác nhau đó, thì đều dồn cả về cho Tô Tần. Tô Tần là
người xuất thân từ giới bình dân, nhưng đã lôi kéo được sáu nước đứng chung thành một trận tuyến,
chứng tỏ cái trí của ông hơn người. Chính vì vậy mà tôi đã ghi chép mọi việc làm của ông theo thứ tự

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.