10 ĐẠI MƯU LƯỢC GIA TRUNG QUỐC - Trang 130

thời gian, chứ chả lẽ để ông phải mang tiếng xấu mãi hay sao? ".

Thái Sử Công muốn chính danh cho Tô Tần, dụng tâm đó thực là khổ thay, nhưng do sử liệu thiếu thốn,
nên khó tránh được đi vào vết xe cũ là “chuyện gì không tốt cũng dồn cả về cho Tô Tần”. Nhưng nay
sau khi "Sách lụa" được khai quật, thì chân tướng về Tô Tần đã rõ mồn một trước thiên hạ. Như vậy,
Thái Sử Công có lẽ cũng đã ngậm cười nơi chín suối.

Một khi chân tướng đã rõ thì đối với Tô Tần cũng nên có một sự đánh giá trở lại. Ông tuy do "sự liên
minh không được kéo dài nên chưa thể trở thành Tướng quốc của sáu nước", nhưng kỳ thực thì ông đã
là Tướng quốc của ba nước. (Yên, Triệu, Tề), nổi danh khắp cả các nước chư hầu. Và đã thực hiện
được cái gọi là “Thành cao nghìn trượng, địa điểm xung yếu dài hằng trăm xích, cũng bị bẻ gãy được
giữa những phiên họp" (Chương năm trong Tề Sách).

Lý Bạch từng có một bài thơ :

Lạc Dương Tô Quý Tử,
Kiếm kích sâm từ phong,
Lục ấn tuy vị bội,
Hiên xa nhược phi long.

Dịch:

Tô Quý Tử người Lạc Dương,
Lời nói sắc bén tương đương giáo dài.
Sáu ấn tuy chưa khoác vai,
Nhưng kìa xe ngựa thua ai bao giờ.

Năm 288 trước công nguyên, nước Tần xưng đế ở phía Tây, còn nước Tề xưng đế ở phía Đông. Cả

hai nước đều có tham vọng gồm thu thiên hạ, và thực lực cũng tương đương nhau. Do thuật "tung
hoành" cửa Tô Tần thành công, mà bất ngờ xuất hiện cục diện nước Yên yếu kém đã đánh thắng nước
Tề mạnh hơn. Sự ngẫu nhiên đó trong lịch sử, đứng về mặt khách quan mà nói, đã tạo điều kiện tất yếu
cho nước Tần nhất thống cả Trung Quốc.

Sau khi nước Tề suy sụp, thì cục diện chống mặt nhau giữa Tề và Tần đã bị phá vỡ. Cho nên nước Tần
đã vươn lên thành một cường quốc hàng đầu rất dễ dàng. Từ đó, nước Tần đã trở thành nước đóng vai
trò thống nhất của Trung Quốc, để lật sang một trang mới cho lịch sử Trung Quốc.

Việc Yên Chiêu Vương phá Tề là một sự kiện mang tính bước ngoặt trong lịch sử thời Chiến Quốc. Tô
Tần đã phát huy tác dụng trong bước ngoặt đó. Cho nên địa vị trong lịch sử của ông không thể nào
đánh giá thấp được. Nếu bảo Yên Chiêu Vương là nhân vật kiểu Việt Vương Câu Tiễn, thì Tô Tần
chính là Phạm Lãi, Văn Chủng của Yên Chiêu Vương. Trần Tử Ngang, một thi nhân đời Đường có bài
thơ rằng :

Nam Lăng Kiệt Thạch quán,
Dao vọng Hoàng Kim Đài,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.