Vương, là một nhà vua đang lo việc cải cách nền cai trị của mình, giảm nhẹ tất cả mọi hình phạt, giảm
nhẹ mọi thứ thuế khóa, quan viên ai ai cũng liêm khiết và biết thương yêu dân. Nhà vua còn chiêu đãi
hiền sĩ, lấy đức để trị dân, nên bá tánh hết sức ủng hộ, thế nước ngày một cường thịnh lên.
Khương Tử Nha nghĩ bụng : Ta phải tìm dịp tới Tây Kỳ phụ tá cho Văn Vương tiêu diệt vua Trụ của
nhà Thương, để trả thù cho cha mẹ, và cứu bá tánh trong thiên hạ ra khỏi nước sôi lửa bỏng.
Có một đêm, Khương Tử Nha ngồi nói chuyện chơi với Lâm Hổ, được Lâm Hổ báo cho biết, gần đây
có một câu chuyện “Phượng gáy ở Tây Kỳ” như sau :
- Châu Văn Vương vẫn thường tự mình mang cơm nước đến cho nông dân đang cày cấy ngoài ruộng,
để khuyến khích nông dân lo việc trồng tỉa lúa thóc, hoa màu. Nhà vua còn đích thân dẫn thanh niên
trong Vương thất xuống ruộng cày cấy, sống một cuộc sống cần kiệm, lao lực, giống y như mọi người
dân. Nhà vua còn giáo hóa cho bá tánh ở Tây Kỳ phải biết hiếu kính cha mẹ, lo nuôi dưỡng dạy dỗ con
em, và luôn luôn đề xướng một tinh thần công chính và tiết tháo, sẵn sàng giúp đỡ cho người neo đơn,
cô quả, khiến Tây Kỳ dần dần trở thành một nước biết trọng lễ nghĩa. Do vậy, vùng đất nhà Châu đã
trở thành một khu vực thịnh vượng. Bá tánh của những nước nhỏ ở chung quanh, bồng bế nhau cùng
đến Tây Kỳ để sinh sống. Trên mười nước nhỏ chung quanh nhà Châu, đua nhau đến xin liên minh với
nhà Châu và tôn Châu Văn Vương lên làm minh chủ.
Vào hôm tiến hành nghi lễ liên minh, Văn Vương bước lên tế đàn để cúng tế trời đất. Có một con thần
điểu từ núi Kỳ Sơn bay tới, đậu trên cành cây cao trước tế đàn. Con chim này có màu sắc rực rỡ, hết
sức xinh đẹp. Đại phu Tản Nghi Sinh buột miệng kêu to:
- Đấy là chim phượng hoàng !
Con chim giương cổ hót vang một tiếng, rung chuyển cả bầu trời và truyền đi xa hằng trăm dặm. Chỉ
trong nháy mắt, từ bốn phương tám hướng, có vô số các loài chim đua nhau bay tới, đáp xuống đậu
chung quanh con phượng hoàng. Chúng nhảy múa như triều bái con phượng hoàng. Sau khi triểu bái
xong, chúng lại nhảy múa và cất tiếng hót rất uyển chuyển, khiến ai nghe cũng đều say mê.
Sau đó, con phượng hoàng bèn hướng dẫn bầy chim vỗ cánh bay về hướng núi Kỳ Sơn. Chư hầu bốn
phương thấy thế, bèn quỳ xuống chúc tụng Văn Vương. Họ cho rằng Văn Vương dùng đức để cai trị
thiên hạ, nên cảm động đến lòng trời, nay phái phượng hoàng xuống để triều bái nhà vua. Phượng
hoàng là vua trong bách điểu, cảnh bách điểu triều bái vừa rồi là một cảnh tượng hiếm có. Đấy là
điểm Văn Vương sắp được thiên hạ.
Khương Tử Nha nghe Lâm Hổ kể xong, trong lòng hết sức vui mừng, nghĩ bụng : “Trụ vương là tên hôn
quân vô đạo, còn Văn Vương là một người hiền minh có đức độ khác nhau rõ ràng. Như vậy, người
tương lai tiêu diệt vua Trụ của nhà Thương để cai trị thiên hạ, chắc chắn là Văn Vương chứ không còn
ai vào đây nữa. Vậy ta hãy tìm hiểu kỹ hơn về nội bộ của nhà Thương, để khi tới Tây Kỳ, sẽ giúp đỡ
cho Văn Vương”.
Đối với lòng dạ của Khương Tử Nha, Lâm Hổ đã biết rõ từ lâu, nhưng không bao giờ nói ra. Lâm Hổ
lại nói :