10 ĐẠI MƯU LƯỢC GIA TRUNG QUỐC - Trang 142

5. Chết Tại Cố Quốc


Năm 311 trước công nguyên, Tần Huệ Văn Vương là người một mực tín nhiệm Trương Nghi đã giá
băng. Người con là Tần Võ Vương lên nối ngôi. Thiên tử nào triều thần nấy, đó là việc vẫn thường xảy
ra. Đối với Trương Nghi, Tần Võ Vương không có cảm tình lắm, trong khi các đại thần chung quanh
nhà vua trẻ này, lại đua nhau nói xấu Trương Nghi đủ điều. Riêng các nước khác cũng oán ghét cách ở
đời của Trương Nghi. Nước Tề cao rao là phải dồn Trương Nghi vào cửa tử mới hả hạ. Địa vị của
Trương Nghi do vậy trở thành bấp bênh. Ông không còn con đường để phát triển ở nước Tần nữa.
Trương Nghi thấy tình thế không hay đối với mình, bèn chủ động xin rời khỏi nước Tần trở về nước
Ngụy. Tần Võ Vương thấy vậy, liền chuẩn tấu lời xin của Trương Nghi ngay.

Sau khi Trương Nghi được cử giữ chức Thừa tướng tại nước Ngụy một năm, (309 trước công nguyên)
thì qua đời. Lúc chết ông hơn sáu mươi tuổi. Người mưu sĩ từng bán mạng cho nước Tần này, rốt cục
rồi phải trở về chết ở cố quốc, nơi mà mình từng nhiều phen làm hại. Quả thực là một sự chua chát.
Đối với cuộc đời của Trương Nghi, có kẻ khen người chê khác nhau. Về mặt nhân cách, đối với việc
không giữ tín nghĩa, thù vặt, thường bị người đời chê cười. Nhưng, riêng đối với việc xét đoán tình
hình, tính toán mưu lược, tài trí tuyệt vời và lòng dũng cảm hơn người của ông, đều là chỗ đáng khen
ngợi. Công lao của ông trong việc đóng góp để nước Tần có thể đi tới thống nhất cả nước Trung Quốc
sau này, cũng không thể không khẳng định. Trong mối quan hệ giữa Tần và Sở, ông đã khôn khéo lợi
dụng sự u mê bất tài của Sở Hoài Vương, xoay nhà vua này trên lòng bàn tay của mình một cách dễ
dàng, đã giúp cho Tần tăng cường lực lượng và làm cho Sở mỗi lúc mỗi suy nhược thêm. Tác dụng
này là hết sức nổi bật.

Giai đoạn giữa của thời Chiến Quốc, thất hùng mở những cuộc chiến tranh thôn tính nhau ngày càng
quyết liệt. Đúng như câu nói “Đánh nhau để giành đất, người chết nằm đầy đồng. Đánh nhau để giành
thành, người chết chất đầy thành quách". Lúc bấy giờ nước Ngụy là nước từng xưng bá trong thời kỳ
đầu Chiến Quốc, nay mỗi lúc càng suy yếu dần. Trong khi đó, ba nước lớn, có thế lực ngang ngửa nhau
là Tần, Sở và Tề, thì đều có ý đồ thống nhất thiên hạ. Nước Tề với địa thế hiểm yếu, dựa vào núi cao
biển rộng, sau khi kế phản gián của Tô Tần được thành công, cũng như sự ngu muội u mê của Tề Dần
Vương, đã từng bị thảm bại dưới tay liên quân năm nước do Lạc Nghị chỉ huy. Về sau, mặc dù có Điền
Đơn dùng trận "hỏa ngưu” để đẩy lui nước Yên, nhưng thực lực đã bị tổn thất nghiêm trọng, không còn
đủ sức mạnh để tranh giành với Tần, và cuối cùng để mất đi khả năng thống nhất Trung Quốc.

Riêng một nước to mạnh như nước Sở, "đất rộng năm nghìn dặm, giáp binh hằng triệu người, chiến xa
hằng nghìn cỗ, ngựa chiến hằng vạn con", đó là một cường quốc trong thiên hạ, thế tại sao trong trận
giằng co với Tề và Tần, lại bị thất bại, và chịu để khả năng thống nhất toàn quốc rơi vào nước Tần?
Điều đó không thể không quy công cho thuật "liên hoành" rất thành công của Trương Nghi.

Nước Sở bắt đầu suy yếu từ đời vua Sở Điệu Vương. Danh tướng Ngô Khởi bị giết, quý tộc trong
nước gây ra nội loạn, khiến tiềm lực của Sở bị tổn thương. Nhưng điều quan trọng nhất lại chính là Sở
Hoài Vương đã mắc mưu Trương Nghi, dẫn đến cuộc chiến tại Đơn Dương và Lam Điền, nối tiếp bị

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.