10 ĐẠI MƯU LƯỢC GIA TRUNG QUỐC - Trang 140

Chẫn. Nhà vua hoàn toàn tin tưởng ở những lời nói lừa dối của Trương Nghi, bèn phái một tướng quân
theo Trương Nghi sang Tần để nhận lại số đất do Tần chiếm được trước kia. Nào ngờ Trương Nghi
sau khi trở lại nước Tần, thì giả vờ say rượu té xuống xe, rồi cáo bệnh ba tháng không ra làm việc. Sứ
thần của nước Sở phải chịu cảnh khổ do bị chủ nhân đóng cửa bỏ ở ngoài. Sở Hoài Vương cho rằng do
Tần còn hoài nghi Sở chưa có thái độ tuyệt giao hẳn với Tề nên phái ngay một dũng sĩ tới Tề mắng
chửi, nhục mạ. Tề Dẫn Vương nghe qua cả giận, bèn bẽ gãy “minh phù”, tuyên bố tuyệt giao với Sở,
rồi liên hợp với Tần.

Chờ cho Tề và Sở triệt để đoạn giao, và sự giao hảo giữa Tề Và Tân đã trở thành sự thật. Trương
Nghi mới ra làm việc. Ông nói với sứ giả của nước Sở phái tới, là mình đang chuẩn bị cắt sáu dặm đất
được phong của riêng mình để trao cho Sở, mà hoàn toàn không nhắc chi đến việc trả lại cho Sở sáu
trăm dặm đất tại Thương Ư. Sứ giả của Sở thấy mọi việc bất thành, bèn trở về báo lên cho Sở Hoài
Vương biết. Sáu dặm và sáu trăm dặm, quả là hai con số chênh lệch nhau một trời một vực, khiến Sở
Hoài Vương bừng tỉnh ra, biết mình đã bị Trương Nghi đánh lừa.

Sở Hoài Vương hết sức giận dữ, xuống lệnh đoạn giao với Tần, và lập tức phái binh đi đánh Tần. Lúc
bấy giờ Trần Chẫn lại ra mặt khuyên ngăn, cho rằng lúc này xuất binh đánh Tần, chắc chắn sẽ bị bại
trận. Nhưng Sở Hoài Vương vẫn làm theo ý mình, tiếp tục tiến binh. Kết quả quân Tần và quân Sở
đánh nhau một trận tại Đơn Dương (tức vùng đất ở phía Bắc Đơn Giang, nằm giữa hai tỉnh Thiểm Tây
và Hà Nam bây giờ), quân Sở đại bại, giáp sĩ bị giết hơn tám vạn người, đại tướng Khuất Cái và phó
tướng Phùng Hầu Sửu cùng với hơn bảy mươi người khác bị bắt làm tù binh, quận Hán Trung (là vùng
Nam Trịnh thuộc tỉnh Thiểm Tây) bị quân Tần chiếm lĩnh.

Sau khi thất thủ quận Hán Trung, Sở Hoài Vương hết sức giận dữ, bèn điều động binh lực trong toàn
quốc, thọc sâu vào tận Lam Điền (nay là vùng Lam Điền, thuộc tỉnh Thiểm Tây) của nước Tần, quyết
chiến với quân chủ lực của Tần tại đây. Bấy giờ, Sở lại liên minh với Tề và Tống, thề sẽ trả thù sự
thất bại nói trên.

Tại Lam Điền, quân Sở một lần nữa lại bị quân Tần đánh bại. Những nước liên minh với Tần như
Hàn, Ngụy, cùng tiến công vào hậu phương nước Sở. Rốt cục, quân Sở phải hối hả rút trở về nước và
chịu thất bại một cách triệt để.

Sau cuộc chiến tại Lam Điền hai năm (311 trước công nguyên), nước Tần lại muốn liên hiệp với Sở để
đối phó với Hàn, bèn sai sứ đi yết kiến Sở Hoài Vương, hứa hẹn sẽ trả lại cho Sở phân nửa quận Hán
Trung, để tạo tình hòa hiếu. Sở Hoài Vương vẫn còn đang tức giận về chuyện Trương Nghi đã dối gạt
mình, nên muốn dồn Trương Nghi vào chỗ chết, ngỏ ý sẵn sàng không nhận đất Hán Trung, và chỉ muốn
nước Tần đưa Trương Nghi sang cho nhà vua là được.

Trương Nghi biết chuyện này, chủ động xin với Tần Huệ Văn Vương đi sứ sang Sở. Tần Huệ Văn
Vương sợ Trương Nghi sang Sở sẽ gặp chuyện nguy hiểm, nhưng Trương Nghi bảo rằng ông và người
sủng thần của Sở Hoài Vương là Cận Thượng có mối giao hảo rất tốt. Cận Thượng lại có sự quan hệ
mặt thiết với người sủng cơ của Sở Hoài Vương là Trịnh Tụ, mà Sở Hoài Vương chuyện gì cũng nghe
theo lời của Trịnh Tụ cả. Như vậy, những người này chắc chắn có thể giúp đỡ cho ông, nhất là đã có
nước Tần làm hậu thuẫn, thì Sở Hoài Vương chắc chắn không dám làm gì ông cả. Trương Nghi cuối
cùng đã thuyết phục được Tần Huệ Văn Vương, và chỉ ngồi một cỗ xe nhẹ, dẫn theo một số tùy tùng rất

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.