10 ĐẠI MƯU LƯỢC GIA TRUNG QUỐC - Trang 139

4. Chiếm Đoạt Hán Trung


Sau khi thôn tính được Ba, Thục ở phía Tây Nam, quân Tần liền quay mũi giáo về hướng Đông, tấn
công Tam Tấn. Năm 314 trước công nguyên, quân Tần lại tiến công nước Ngụy, và lại chiếm Tiêu và
Khúc ốc. Kế đó, Tần lại tấn công Ngạn Môn của nước Hàn. Nước Hàn không địch nổi, bèn cầu hòa
với Tần, và phái Thái tử của nước Hàn sang làm con tin ở nước Tần. Năm 313 trước công nguyên,
Tần lại đánh bại quân Triệu ở Lạn (Nay là vùng đất phía Tây huyện Ly Thạch, tỉnh Sơn Tây), và đã bắt
sống được tướng Triệu là Triệu Cang. Triệu cũng phải khuất phục nước Tần. Đến đây, Tam Tấn đã
hoàn toàn phục tùng nước Tần. Hai nước Sở và Tề là hai nước lớn, lúc bấy giờ đã liên kết với nhau,
để đối kháng với Tần và Tam Tấn.

Đứng trước việc hai nước lớn là Tề và Sở liên minh với nhau, khiến cho kế hoạch phát triển về hướng
Đông cửa nước Tần bị chặn đứng. Trương Nghi bèn mạnh dạn xin với vua Tần đi ly gián Tề và Sở. Kế
hoạch của Trương Nghi là xuống tay đối với Sở trước, để nhân cơ hội này đoạt lấy quận Hán Trung
của Sở, rồi sáp nhập cả vùng đất Ba Thục với quận Hán Trung thành đất của Tần.

Đối với nước Sở, Trương Nghi vốn có mối thù riêng. Ông không bao giờ quên cái nhục do Thừa tướng
nước Sở gây ra cho ông. Ngay lúc đầu, khi Trương Nghi mới vừa làm Thừa tướng của nước Tần, ông
đã gởi ngay một hịch văn cho nước Sở, người từng ra lệnh đánh đập ông trước đây, công khai cho biết
: “Trước kia tôi tham gia buổi tiệc của ông, không hề lấy cắp ngọc bích của ông, thế mà ông đã vô cớ
ra lệnh đánh đập tôi. Vậy bây giờ ông hãy rán lo giữ lãnh thổ của nước Sở, vì tôi nhất định sẽ cướp
lấy thành trì của Sở Quốc để trả thù”. Bây giờ thì cơ hội đã đến, Trương Nghi bèn ra tay thực hiện kế
hoạch báo thù của mình. Năm 313 trước công nguyên, Tần Huệ Văn Vương giả vờ bãi chức Thừa
tướng của Trương Nghi, để Trương Nghi vào nước Sở ra mắt Sở Hoài Vương. Sau khi Trương Nghi
tới nước sở, bèn tìm đủ mọi cách để lấy lòng Sở Hoài Vương. Đồng thời, dùng nhiều vàng bạc để mua
chuộc những người thân tín chung quanh Sở Hoài Vương.

Sau khi tranh thủ được sự tín nhiệm của Sở Hoài Vương, Trương Nghi bèn nói dối với ông ta, nước
Tần sẵn sàng đem sáu trăm dặm thuộc vùng đất Thương Ư (nay là vùng đất nằm về phía Tây Nam
Triệt Huyện thuộc tỉnh Hà Nam) mà Tần đã cưỡng chiếm trước đây, trả lại cho nước Sở với điều kiện
là Sở phải tuyệt giao với Tề, và thân với Tần.

Sở Hoài Vương thấy lợi nên híp mắt, hoàn toàn không biết đây là mưu kế của Trương Nghi. Nhà vua
dương dương tự đắc, cho rằng sáu trăm dặm đất ở Thương Ư đã lọt vào tay của mình. Tất cả triều thần
đều chúc mừng Sở Hoài Vương, chỉ riêng có mưu thần Trần Chẫn là cực lực phản đối chuyện đó. Trần
Chẫn phân tách cho Sở Hoài Vương thấy, Tần sở dĩ trọng thị Sở, là do Sở đã liên minh với Tề. Nếu
tuyệt giao với Tề, thì Sở sẽ bị cô lập, chẳng những có lỗi với Tề, mà cũng không được Tần trọng thị
nữa. Trần Chẫn cho rằng lời nói của Trương Nghi là không đáng tin. Nếu làm theo Trương Nghi, thì Sở
chắc chắn sẽ có lỗi với Tề. Như vậy, Tề và Tần sẽ cùng phát binh tấn công Sở.

Sở Hoài Vương do hám lợi nên mất trí khôn, hoàn toàn không nghe lọt vào tai ý kiến đứng đắn Trần

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.