10 ĐẠI MƯU LƯỢC GIA TRUNG QUỐC - Trang 211

4. Hồng Môn Đại Yến


Sau khi diệt nhà Tần xong, mấy cánh quân chống Tần phải phân phối quyền lực và lợi ích trong thiên
hạ ra sao ? Xoay quanh vấn đề này, đã dẫn đến những cuộc tranh chấp mới. Thực ra, người có thực
lực nhất phải kể là Hạng Võ, kế đó là Lưu Bang. Do vậy, việc phải xử lý mối quan hệ đứng đắn với
Hạng Võ, chính là nhiệm vụ cấp bách của Lưu Bang.

Thuở ban đầu, khi Lưu Bang và Hạng Võ còn "thờ chung" một chúa là Sở Hoài Vương, thì Sở Hoài
Vương có giao kết : "Ai vào Quan Trung trước, thì người đó sẽ là vương". Lưu Bang tuy nhanh chóng
vào Quan Trung trước, tiêu diệt được triều đình nhà Tần, nhưng đứng về sức mạnh quân sự lật đổ nhà
Tần mà nói, không sao bì kịp với chiến công của Hạng Võ. Ngay từ lúc đầu khi chia quân ra thành hai
lộ, Sở Hoài Vương và các tướng lãnh chung quanh nhà vua, đã có ý thiên vị đối với Lưu Bang. Họ để
Lưu Bang tiến theo con đường phía Nam là con đường dễ dàng hơn. Trái lại, họ để cho Hạng Võ tiến
quân theo đường phía Bắc, là nơi phải chạm trán với chủ lực của quân Tần do Chương Hàm chỉ huy.

Trận đại chiến tại Cự Lộc đã cầm chân Hạng Võ, không thể tiến nhanh được. Trong khi đó, cuộc chiến
diễn ra tại phía Bắc đã chia sẻ áp lực quân sự cho Lưu Bang. Do vậy, nay Lưu Bang muốn xưng Quan
Trung Vương, để ra lệnh cho quần hùng, chiếm địa vị bá chủ về mặt chính trị, thì chắc chắn Hạng Võ,
một người không thua sút ai, sẽ không thể chấp nhận.

Một điều quan trọng hơn, ấy là thực lực giữa Lưu Bang và Hạng Võ chênh lệch nhau quá xa. Sau khi
chiến thắng tại Cự Lộc, Hạng Võ đã thu nhận hàng binh, biên chế lại thành quân đội của mình (nhưng
về sau Hạng Võ hoài nghi số hàng binh này có tâm trạng không ổn định, sau khi vào quan ải chúng có
thể nổi loạn, nên đã chôn sống tất cả hai chục vạn (rêu rao là một triệu). Còn Lưu Bang. sau khi tiêu
diệt quân Tần xong, quân lực của ông chỉ có mười vạn (rêu rao là hai chục vạn). Xét về tướng tài, thì
bản thân Hạng Võ là một tướng lĩnh có sức mạnh nhắc được nghìn cân, oai phong nổi tiếng, và dưới
cờ của ông ta, lại còn có những tướng thuộc hạng nhất cả. Những tướng thiện chiến dũng cảm như Kình
Bố, Long Thả, Chung Ly Muội, v.v... và những mưu sĩ như Phạm Tăng, Trần Bình v.v... đúng là mãnh
tướng và những nhà mưu lược tập hợp quanh Hạng Võ đông đảo hơn bao giờ hết. Mặc dù sự khôn
ngoan cảnh giác của Lưu Bang là có thừa, nhưng đáng tiếc về mặt vũ dũng thì lại thiếu. Bộ tướng của
Lưu Bang như Châu Bột, Quán Anh, Phàn Khoái, Trí Tâm còn thua Kình Bố, Long Thả, Chung Ly
Muội lúc bấy giờ. Sở trường độc đáo của Lưu Bang lúc bấy giờ là biết người và giỏi sử dụng người,
có lòng dạ phóng khoáng độ lượng. Nhưng cho dù đó là yếu tố quan trọng về mặt chính trị, nhưng
không thể chỉ dựa vào nó mà xoay chuyển được tình thế. Phải trên cơ sở đó, từ từ xúc tích lực lượng,
mới có hy vọng chuyển thế yếu thành thế mạnh được.

Dưới tình hình mạnh yếu chênh lệch như vậy, thế mà Lưu Bang lại có một dạo lại sử dụng mưu lược
sai lầm. Có người kiến nghị với Lưu Bang :

- Vùng đất Quan Tây rất giàu có, hơn hẳn mười lần khắp nơi trong thiên hạ, địa thế lại hiểm yếu. Nếu
nay Chương Hàm đầu hàng Hạng Võ, Hạng Võ phong cho Chương Hàm làm Ung Vương, sai ông ta

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.