10 ĐẠI MƯU LƯỢC GIA TRUNG QUỐC - Trang 240

Lưu Bang thấy Thái tử đã có vây cánh, cho dù muốn thay Triệu Vương Như ý lên làm Thái tử, e rằng
sau khi mình chết thì Triệu Vương cũng không thể đứng vững chân được. Do vậy, Lưu Bang mới dứt
khoát từ bỏ ý định phế lập Thái tử.

Trong cuộc đấu tranh nội bộ của giai cấp thống trị nói trên, đã từng làm rung động cả triều đình lẫn
ngoài dân gian, nhưng nhờ có sự tính toán cửa Trương Lương, nên rốt cục Lữ Hậu và Thái tử Lưu
Doanh đã giành được chiến thắng. Qua đó, triều đình nhà Hán tránh được một sự động loạn về chính
trị có thể xảy ra, và củng cố sự thống trị của triều đình, về mặt khách quan có lợi cho sự ổn định thời
cuộc lúc bấy giờ.

Tháng tư năm 195 trước công nguyên (nhà Hán năm thứ 2), Lưu Bang giá băng tại Trường Lạc
Cung. Thái tử Lưu Doanh lên nối ngôi. Đến năm 189 trước công nguyên (Huệ Đế năm thứ 6), Trương
Lương qua đời được ban thụy hiệu là Văn Thành Hầu, mai táng tại Hoàng Thạch Cương dưới chân núi
Cốc Thành.

Theo sách sử ghi chép, thì Trương Lương có lúc đi theo Hàn Tín, tiến hành việc chỉnh lý và biên soạn
tất cả các loại sách binh thư đang lưu truyền dưới triều nhà Hán. Năm Khai Nguyên nguyên niên triều
nhà Đường, đã cho xây miếu, thờ Thái Công Thượng Phụ, và trong miếu có bàn thờ phụ bên cạnh của
Lưu Hầu Trương Lương. Dưới triều vua Túc Tông nhà Đường đã truy tặng thụy hiệu cho Khương Thái
Công là Võ Thành Vương, đồng thời tuyển chọn mười võ tướng tài ba qua các triều đại để thờ, gọi là
“Thập Triết”, trong đó Trương Lương là một.

Nhìn xuyên suốt cuộc đời của Trương Lương, nhận thấy ông sở dĩ thành người phò tá tốt mà nghìn năm
còn khen tặng, được hậu thế xem là một mưu thần lỗi lạc chẳng những do ông có thể ngồi trong triều
đình tính toán mưu lược để quyết định mọi sự thắng lợi ở ngoài nghìn dặm xa, giúp Lưu Bang xây
dựng nên vương triều Tây Hán, mà còn do ông có thể tùy thời thế mà có những quyết định thích hợp,
biết tiến lên cũng như biết dừng lại đúng lúc, cuối cùng hoàn thành được sự nghiệp đúng như tiên liệu.
Nhất là ông có thế bảo tồn được thân mình trong thời đại phong kiến đầy rẫy những bi kịch. Nói tóm
một câu, thì ông chính là người được "công thành danh toại".

Trong số các mưu thần của thời Tần Hán thì Trương Lương là người có sự suy tư thâm trầm hơn Trần
Bình, tích cực và thiết thực hơn Khoái Triệt, lòng dạ khoáng đạt hơn Phạm Tăng. Trương Lương Tiêu
Hà và Hàn Tín được gọi là tam kiệt đầu nhà Hán, nhưng ông không bị sự tủi nhục như Tiêu Hà từng bị
tống giam vào ngục, và cũng không kết thúc cuộc đời “thỏ chết làm thịt chó săn” như Hàn Tín. ông
đúng là một người có phong độ của một bậc đại gia, và có thể nói ông là hóa thân của trí tuệ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.