họ thì nhất định sẽ thủ thắng dễ dàng. Hơn nữa, Viên Thiệu khi sinh tiền, thường ban ơn cho quân quan
và bá tánh ở Hà Bắc cũng như ở Ô Hoàn. Nay Viên Thượng, Viên Khang vằn còn sống ở đấy, vậy ảnh
hưởng của họ không thể đánh giá thấp. Đồng thời, bá tánh ở bốn châu Thanh, Ký, U, Tính, mặc dù hiện
nay đều tỏ ra quy phục chúng ta, nhưng sự quy phục đó chẳng qua là vì sợ uy lực, còn bản thân chúng
ta thì chưa ban ân gì cho họ cả. Nếu ta buông lỏng công việc bắc phạt để tiến hành cuộc nam chinh thì
Viên Thượng sẽ dựa vào sự giúp đỡ của Ô Hoàn, triệu tập đồng đảng cũ của họ Viên, rồi thừa cơ phản
công lại chúng ta. Một khi Ô Hoàn nổi dậy, thì người Hán ở Hà Bắc sẽ đua nhau đứng lên hưởng ứng.
Riêng Thạp Đột cũng sẽ nhân cơ hội đó thực hiện dã tâm xâm chiếm đất đai. Đến chừng đó e rằng
Thanh Châu, Ký Châu sẽ không phải là đất của ta nữa. Riêng Lưu Biểu ở Kinh Châu, chẳng qua là một
nhà chính trị chuyên nói suông. Bản thân ông ta không có tài năng bằng Lưu Bị, khó chống chế được
Lưu Bị. Cho nên nếu ông ta trọng dụng Lưu Bị, thì sợ Lưu Bị sẽ vượt ra ngoài sự khống chế của mình.
Trái lại, nếu không trọng dụng Lưu Bị, thì Lưu Bị nào thực lòng góp sức với ông ta. Cho nên giữa họ
có mối quan hệ phức tạp và tế nhị, khiến họ không thể có những hành động quan trọng đáng kể. Cho
nên chúng ta dù dốc hết toàn lực binh mã trong nước đi viễn chinh, Lưu Biểu cũng không có nhưng
hành động gì quan trọng. Vậy xin Tào công đừng lo ngại đối với việc đó.
Quách Gia đã phân tích chỉ rõ tính tất yếu, tính khả năng, và tính ăn chắc trong vấn đề viễn chinh Ô
Hoàn, khiến Tào Tháo định được lòng tin. Nhất là ông phân tích cho thấy Lưu Biểu ở Kinh Châu,
không thể tạo thành sự uy hiếp nào đáng kể, nên tập đoàn văn võ đại thần của Tào Tháo nghe qua như
trút được phiến đá đè nặng trong lòng. Tháng hai năm thứ mười hai niên hiệu Kiến An, Tào Tháo bắt
đầu cử binh đi viễn chinh ở phía Bắc.
Tháng năm, đại quân đến Dịch Huyện (nay là địa phương nằm về phía Tây Bắc Hùng Huyện, Hà Bắc).
Quách Gia bèn đề xuất chiến thuật và sách lược cụ thể để chiến thắng Ô Hoàn. Ông nhận thấy quân
Tào đi rất chậm chạp, bèn kiến nghị ngay với Tào Tháo :
- Binh quý thần tốc! Hiện nay chúng ta lặn lội nghìn dặm để tập kích kẻ thù, thế mà xe cộ nặng nề quá
nhiều, hành động quá chậm chạp, e rằng sẽ khó đoạt được thắng lợi. Hơn nữa quân địch một khi hay tin
tất nhiên sẽ có chuẩn bị đối phó. Vậy chi bằng hãy bỏ những xe chuyên chở nặng nề ở lại, chọn toàn
khinh kỵ đi bất kể ngày đêm, để tập kích vào lúc kẻ địch không phòng bị.
Tào Tháo nghe qua, bèn chấp thuận kiến nghị trên. Quân Tào chỉ chọn toàn khinh binh để hành quân,
và đi theo những con đường nhỏ mà Ô Hoàn buông lơi sự phòng bị, lén vượt qua Lư Long Tắc (nay là
Hỷ Phong Khẩu, tỉnh Hà Bắc), lại vượt qua Bạch Đàn (nay là Khoan Thành, tỉnh Hà Bắc) và Bình
Cương (nay là Bình Tuyền, tỉnh Hà Bắc) rồi lại xuyên qua Tiên Bi Đình, chọc thẳng vào Liễu Thành
(nay là địa phương nằm ở phía nam Triều Dương, tỉnh Liêu Ninh).
Khi quân Tào đến Bạch Lang Đôi, vì còn cách đại bản doanh của Thạp Đột ở Liễu Thành chỉ ngoài
hai trăm dặm, nên Ô Hoàn đã phát hiện. Thạp Đột và anh em Viên Thượng, cùng với Thiền Vu Lâu
Bang ở Liêu Tây, Thiền Vu Ô Diên ở Hưu Bắc Bình, dẫn mấy vạn kỵ binh ào tới chặn đánh, Tào Tháo
lên núi Bạch Lang Sơn quan sát thấy binh mã của đôi bên đang xung phong chém giết, mặc dù binh sĩ
của Tào Tháo đều trang bị nhẹ, số lượng cũng ít hơn. Nhưng khi họ kéo tới đây là đã có sự chuẩn bị về
tinh thần. Trái lại, kỵ binh của Ô Hoàn xem như rất hung tợn, sĩ khí rất cao, nhưng do ứng chiến quá
hấp tấp, nên quân tâm không khỏi mất ổn định. Tào Tháo ra lệnh cho Trương Liêu làm tiên phong,
phóng tay xuất kích, khiến các cánh quân của địch phối hợp không ăn ý nhau, bị đánh rối loạn cả hàng