2. Đánh Bại Trần Hữu Lượng
Lưu Quốc Cơ đến Ứng Thiên không bao lâu, được Chu Nguyên Chương triệu kiến. Chu Nguyên
Chương dùng lễ thượng khách để tiếp đãi ông, rồi lại sai người đưa ông vào ở tại Lễ Hiền Quán. Lưu
Cơ thấy Chu Nguyên Chương đối với mình rất thành tâm thành ý, nên tự cho rằng mình đã gặp được
minh chúa. Cho nên ông liền dâng lên cho Chu Nguyên Chương mười tám kế sách về tình hình trước
mắt, phân tích cả tình hình bên trong lẫn bên ngoài. Ông đặt kế hoạch xây dựng đất nước và tiêu diệt
triều nhà Nguyên, cũng như phương châm tảo trừ những thành phần tiếm loạn khác. Chu Nguyên
Chương nghe qua kế hoạch của Lưu Cơ thì vui mừng ngoài sức tưởng tượng, bèn giữ ông ở lại bên
mình để cùng bàn những kế hoạch cơ mật, và tôn xưng ông là "Lão Tiên sinh" hoặc "Trương Lương
của nhà Hán".
Sự tín nhiệm của Chu Nguyên Chương giúp cho Lưu Cơ có cơ hội thực hiện nguyện vọng vì dân vì
nước của mình, cũng giúp cho tài năng chính trị và quân sự của ông có đất dụng võ. Thế là ông đã nghĩ
ra nhiều mưu lược, giúp Chu Nguyên Chương đánh Đông dẹp Bắc, tranh giành thiên hạ ở Trung
Nguyên, làm nên một sự nghiệp to lớn đầy oanh liệt. Ông trở thành nhân vật trung tâm trong những túi
khôn, cũng như làm mưu sĩ trung thành của Chu Nguyên Chương. Thậm chí, đến lúc tuổi già sắp cáo
lão về quê, ông cũng không quên củng cố đế nghiệp cho Chu Nguyên Chương.
Công nguyên năm 1371, Chu Nguyên Chương sau khi định đô tại Trung Đô xong, cảm thấy vô cùng
phấn khởi, định xua quân tiêu diệt quân Khuếch Khoáng, Lưu Cơ trước khi trở về Thanh Điền, còn gởi
một tấu chương cuối cùng lên cho Chu Nguyên Chương, nói :
- Phượng Dương, tuy là quê hương của hoàng đế, nhưng không phải là nơi có thể xây dựng kinh đô.
Vậy ngài không thể xem thường.
Nhưng Chu Nguyên Chương không thực sự quan tâm đến tờ tấu chương của Lưu Cơ, vội vàng xua quân
Tây chinh, kết quả đại bại, phải lui quân trở về. Khuếch Khoáng cuối cùng đã chạy vào sa mạc ở vùng
Tây Bắc, và trở thành mối họa biên cương kéo dài. Sau việc đó, Chu Nguyên Chương cảm thấy hết sức
hối hận.
Lưu Cơ khi mới tới Ứng Thiên, đã giúp cho Chu Nguyên Chương hai việc lớn trong vấn đề chiến lược
quân sự. Trong thời điểm đó chính là thời điểm then chốt để lực lượng chính trị, quân sự của Chu
Nguyên Chương phát triển hùng mạnh. Sau khi Chu Nguyên Chương khởi binh đã lợi dụng Lưu Phúc
Thông đang đánh nhau với quân Nguyên ở phía Bắc, xua quân tiến về phía Nam, lần lượt chiếm Trừ
Châu, lấy Thái Bình, chiếm Kiến Khang, tấn công Giang Triết, lực lượng quân sự mỗi ngày lớn mạnh,
nhưng về mặt chính trị, Chu Nguyên Chương vẫn tôn Phụng Tiểu Minh Vương là Hàn Lâm Nhi, xưng là
hậu duệ của nhà Tống, và được Tiểu Minh Vương phong cho tước hiệu, lấy niên hiệu là Long Phượng.
Đến ngày tết nguyên đán năm thứ hai mươi mốt niên hiệu Chí Chính (công nguyên 1361), Chu Nguyên
Chương thiết ngự tọa tại Trung Thư Tỉnh ở Nam Kinh, quay mặt về hướng Tiểu Minh Vương quỳ lạy