10 ĐẠI MƯU LƯỢC GIA TRUNG QUỐC - Trang 284

một số quyển chép tay mà thôi.

Khoảng những năm niên hiệu Nguyên Phong đời vua Tống Thành Tông, từng tổng hợp các quyển sách
binh thư thời cổ lại viết thành quyển "Võ Kinh". Quy định sáu bộ binh thư là "Tôn Tử”, "Ngô Tử”,
"Lục Thao", “Tư Mã Pháp", "Tam Lược", "Úy Liêu Tử”, "Lý Vệ Công Vấn Đối", là những quyển sách
mà người dụng binh cần phải đọc. Riêng quyển "Bách chiến kỳ lược" chính là bút ký của Lưu Cơ khi
đọc "Võ Kinh". Đồng thời, trong quyển bút ký này, ông còn sưu tập tất cả những tư liệu quan trọng tản
mát trong số sách từ đời Tiên Tần cho tới đời Ngũ Đại, kéo dài 600 năm. Một điều đáng nói hơn, ấy là
trong quyển bút ký này, Lưu Cơ đã dựa vào kinh nghiệm thực tiễn và tâm đắc của mình trong vấn đề
quân sự, đề xuất một số kiến giải rất có giá trị.

Trong quyển “Bách chiến kỳ lược" Lưu Cơ đã kế thừa và phát triển những tinh hoa trong tư tưởng biện
chứng về quân sự của các binh gia thời cổ. Một mặt ông phản đối việc lạm dụng lực lượng quân sự, và
đứng từ góc độ trị quốc để nói đến vấn đề trị quân, cũng như đứng trên lập trường của một nhà chính
trị, để bàn về vấn đề quân sự. Ông cho rằng những người hiếu chiến chắc chắn sẽ bị diệt vong. Mặt
khác, ông cực lực nhấn mạnh về mặt chiến lược, chiến thuật, chủ trương khi sống trong yên ổn phải
nhớ đến hồi nguy nan, khi sống trong bình yên, phải nhớ đến hồi loạn lạc, "bên trong phải chấn chỉnh
văn đức, bên ngoài phải củng cố võ bị". Về mặt chiến lược Lưu Cơ còn chủ trương "người thiện chiến
sẽ ít kẻ thù”, và cho rằng "người ít kẻ thù là người hưng thịnh, còn người nhiều kẻ thù là người sẽ bị
diệt vong". Ông phản đối việc gây thù địch với khắp mọi nơi, và chủ trương phân hóa làm tan rã quân
địch, lấy địch chế địch.

Trong quyển "Bách chiến kỳ lược", những quan điểm biện chứng về quân sự như trên, vẫn thường thấy
luôn. Cho dù những tiêu đề trong sách cũng bộc lộ rõ điểm này, như : tín chiến dữ giáo chiến, công
chiến dữ thủ chiến, tiến chiến dữ thoái chiến, hoãn chiến dữ tốc chiến, phân chiến dữ hợp chiến, cơ
chiến dữ bảo chiến (đánh khi có lòng tin và đánh để dạy tướng sĩ, đánh để tấn công và đánh để giữ
thành giữ đất, đánh để tiến lên và đánh để rút lui, đánh thong thả và đánh cấp tốc, đánh bằng cách chia
quân ra và đánh bằng cách hợp nhất binh lại, đánh trong khi tướng sĩ đói và đánh trong khi tướng sĩ
no)... Từng vấn đề một, ông đứng từ góc độ tương phản hoặc đối lập để giải thích rõ ràng nguyên tắc
dụng binh. Ông đề xuất phép xây dựng quân đội bằng cách vừa có lòng tin vừa có sự giáo dục, việc
ban ân và việc trừng phạt phải đi song đôi, nhất là trong vấn đề thưởng phạt cần phải nghiêm minh
công bằng. Ông nêu ra hằng loạt những tình huống khác nhau và phương lược tác chiến linh hoạt, cơ
động.

Dưới ngòi bút của các nhà sử học, Lưu Bá Ôn còn là một kỳ nhân, một thần nhân. Ông am hiểu sâu xa
về “Dịch" học, có thể dựa vào hiện tượng thiên nhiên để đoán biết việc con người. Thậm chí có thể
tiên đoán mọi việc, có thể hô phong hoán vũ, và xem ông là Gia Cát Khổng Minh của Thanh Điền.
Năm thứ mười chín niên hiệu Chí Chính triều đại nhà Nguyên (công nguyên 1359), Chu Nguyên
Chương lãnh đạo một toán quân khăn đỏ trước sau chiếm lĩnh được Chư Ký, Cù Châu và Xứ Châu,
cũng như trước sau đã tiêu diệt những cứ điểm quân sự bị cô lập của quân Nguyên ở phía Đông Nam.
Lực lượng quân sự ở triều nhà Nguyên ở Triết Đông đã hoàn toàn bi tiêu diệt. Hầu hết các địa phương
ở Triết Đông đều được bình định xong.

Chu Nguyên Chương phấn khởi, ra sức quy tụ các phần tử trí thức, các nhân sĩ nổi tiếng ở các địa
phương. Ông hy vọng số người này sẽ phụ tá cho mình hoàn thành sự nghiệp lớn, giúp mình mở rộng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.