10 ĐẠI MƯU LƯỢC GIA TRUNG QUỐC - Trang 283

Văn đạo Cao Bưu dĩ triệt vi,
Khước sầu Hoài Điện vị toàn quy.
Thánh triều nhã trọng hoài nhu sách,
Chư tướng dương tri lổ lược phi.

Dịch :

Nghe đồn Cao Bưu đã giải vây,
Hoài Điện còn lo thiếu người này.
Thánh triều ban lệnh nên mềm mỏng,
Vậy tướng cướp dân ấy tội đày.

Những chữ “Giang Hoài", “Hoài Điện” đều chỉ Chu Nguyên Chương, còn "thánh triều” là chỉ triều

nhà Nguyên. Lưu Cơ oán trách trong những cuộc nông dân khởi nghĩa, "quan quân hung bạo như sài
lang". Những tướng lãnh chỉ huy quân đi trấn áp chỉ lo "cướp bóc”, không cần biết việc “cướp bóc" sẽ
dẫn đến hậu quả tai hại như thế nào. Từ trong những câu thơ trên, chúng ta có thể thấy được Lưu Cơ
trước khi theo Chu Nguyên Chương thì lập trường, tư tưởng và tình cảm của ông, đều đứng về phía
triều đình nhà Nguyên. Nhưng qua đó chúng ta cũng có thể thấy được, Lưu Cơ đã nhận thức được nền
chính trị cửa triều nhà Nguyên đã hủ bại, cũng như quan viên toàn là bọn bất tài. Trong bài “Lời của
người bán cam” ông đã có ngụ ý sâu xa, chỉ trích quan lại triều nhà Nguyên là “Vàng ngọc bên ngoài,
nhưng bên trong thì hủ bại", “giặc cướp nổi lên mà không biết bình định, bá tánh khốn khổ mà không
biết cứu tế, quan lại làm bậy mà không biết ngăn cấm, thi hành pháp luật mà không biết lý lẽ, ngồi
không ăn cơm mà không biết nhục".

Qua ảnh hưởng sâu rộng của bao nhiêu cuộc khởi nghĩa nông dân đại quy mô, và trải qua hơn hai mươi
năm khi bị biếm, nên lúc được đưa lên cao trong hoạn trường, đã khiến người tráng niên Lưu Cơ vốn
am hiểu quân sự và có chính nghĩa, đối với sự thống trị dị tộc của triều đình nhà Nguyên, dần dần đã
có sự giác ngộ, nên niềm tin đối với triều đình bắt đầu lung lay. Ông ngưỡng mộ những nhà quân sự
kiệt xuất thời cổ như Gia Cát Lượng, Tổ Địch, Nhạc Phi. Trong cuộc sống đầy buồn khổ, ông viết
những bài như "Điếu Gia Cát Võ Hầu phú”, "Điếu Tổ Dự Châu phú”, “Điếu Nhạc tướng quân phú”,
trong từng câu từng chữ, ông bộc lộ sự kính nể và ngưỡng mộ của ông đối với những vị anh hùng dân
tộc này, và cũng bộc lộ sự chán ghét của ông đối với giai cấp thống trị quý tộc Mông Cổ. Đấy chính là
sự chuẩn bị về mặt tư tưởng để ông đi theo Chu Nguyên Chương.

Trong sách "Úc Ly Tử", ông đã dùng hình thức ngụ ngôn để bày tỏ học thức uyên bác của mình, lại thể
hiện tư tưởng sáng tạo rất phong phú, giúp người xem phải tự cảnh tỉnh một cách sâu xa. "Úc Ly Tử"
vừa là tên sách, vừa là sự tự xưng của tác giả, nội dung đề cập đến nhiều mặt rất rộng, từ cá nhân đến
gia đình, xã hội, quốc gia. Từ chính trị đến kinh tế, quân sự, ngoại giao, từ tư tưởng đến lý luận, thần
tiên quỷ quái. Gần như cái gì cũng bao quát cả. Nó vừa là một sự tổng kết kinh nghiệm trong những
ngày ra làm quan ở những giai đoạn trước, vừa là cơ sở lý luận thâm hậu cho việc lập quốc trị loạn
sau này.

Quyển "Bách Chiến Kỳ Lược" là một bộ sách trước tác về lý luận quân sự, cũng được ông viết ra
trong thời kỳ đó. Chỉ đáng tiếc là bộ sách này về sau bị Chu Nguyên Chương giữ kín trong triều đình,
không thể lọt ra ngoài. Và hiện nay thì không còn thấy nó đâu nữa, chỉ còn lưu truyền trong dân gian

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.