bắc thổi. Họ liền chuẩn bị ngay bảy chiếc thuyền nhỏ, bên trên chất nhiều hình nộm bằng rơm để nghi
binh, lại đổ nhiều dầu lên cỏ sậy khô, còn chứa trong thuyền rất nhiều thuốc súng và lưu huỳnh, nhanh
chóng cho thuyền tiến ra giữa hồ. Khi tới gần chiến thuyền của địch, binh sĩ bèn quăng móc để móc
dính thuyền địch và thuyền hỏa công, rồi nổi lửa đốt.
Chỉ trong khoảnh khắc, lửa cháy ngất trời. Những thuyền to đều bị cháy. Cuộc chiến đấu giữa đôi bên
diễn ra vô cùng ác liệt, một ngày phải tiếp lửa đến mấy chục lần. Tiếng hò reo sát phạt, tiếng sóng gió,
tiếng lửa cháy hòa lẫn lại làm một, nghe thật rùng rợn. Trong khi kịch chiến, tướng sĩ hai bên thương
vong rất nhiều. Trần Hữu Lượng không tiên liệu được điều đó nên sự tổn thất của hắn càng to hơn.
Có lần, Chu Nguyên Chương đang ngồi trên thuyền chỉ huy để ra lệnh chiến đấu, bỗng Lưu Cơ đang
ngồi bên cạnh nhảy vọt lên, la to :
- Ngôi sao tai nạn sắp đi qua, vậy mời chúa công hãy mau đổi thuyền !
Chu Nguyên Chương là người vốn rất bình tĩnh trong lúc chiến đấu, nghe thế cũng không khỏi giật
mình, quay mặt nhìn lại ông thấy Lưu Cơ hai tay khoát lia lịa, to tiếng nói tiếp :
- Hãy hỏa tốc đổi thuyền ngay !
Chu Nguyên Chương chưa kịp hiểu ra chuyện gì, thì đã bị Lưu Cơ và mấy vệ sĩ theo hầu sát một bên,
cùng kéo ông qua một chiếc thuyền khác. Chu Nguyên Chương ngồi chưa vững, đã nghe một tiếng nổ
‘ầm” thực to. Thế là chiếc thuyền chỉ huy của Chu Nguyên Chương đã bị trúng đạn đại pháo của Trần
Hữu Lượng, vỡ thành từng mảnh vụn, và chìm lỉm xuống đáy hồ. Lúc bấy giờ Chu Nguyên Chương mới
tỉnh thần trở lại, và hiểu chuyện gì đã xảy ra, lên tiếng khen ngợi Lưu Cơ là người tính toán như thần.
Thì ra, Lưu Cơ thấy Chu Nguyên Chương do nóng lòng muốn chiến thắng, nên không chú ý tới việc
nghi trang chiếc thuyền chỉ huy của mình, mà cho thuyền đi lại tự nhiên giữa chiến trận. Trong khi đó,
đối phương đã phát giác Lưu Cơ đoán biết Trần Hữu Lượng chắc chắn sẽ ra lệnh cho pháo binh của
mình tập trung bắn vào thuyền chỉ huy của Chu Nguyên Chương. Nhân lúc bấy giờ trên trời cũng vừa
xuất hiện một hiện tượng khác thường, mà người đời thường gọi là "vì sao khổ nạn". Lưu Cơ bèn hối
Chu Nguyên Chương thay đổi chiếc thuyền chỉ huy, và may mắn tránh được một tai họa có thể quyết
định cho sự thành bại của Chu Nguyên Chương.
Riêng Trần Hữu Lượng và các tướng lãnh của ông ta, trông thấy chiếc thuyền chỉ huy của Chu Nguyên
Chương bị bắn chìm, ai ai cũng cho rằng Chu Nguyên Chương đã chết, không còn gì phải nghi ngờ
nữa. Toàn quân cửa Trần Hữu Lượng đều vỗ tay reo hò, nâng ly chúc mừng nhau. Giữa lúc họ đang vui
mừng cuồng nhiệt đó, bỗng thấy thuyền chỉ huy của Chu Nguyên Chương lại xuất hiện để chỉ huy tấn
công, nên tất cả không khỏi kinh hoàng thất sắc, cho rằng Chu Nguyên Chương được thần tiên phò hộ.
Cả trận địa của Trần Hữu Lượng vì thế mà rối loạn cả lên. Quân đội của Chu Nguyên Chương bèn
thừa cơ cho chiến thuyền của mình xoay quanh những chiến thuyền lớn của đối phương để tấn công, khi
ẩn khi hiện, chẳng khác gì những con rồng thần đang bơi trên mặt nước, khiến Trần Hữu Lượng bối rối
không biết cách nào để đối phó. Tướng sĩ của Chu Nguyên Chương thấy vậy, tinh thần phấn chấn hẳn
lên, hò reo rung chuyển cả mặt hồ. Lúc đó mặt hồ cũng bắt đầu nổi sóng to, mây mù bắt đầu bao kín
trên trời, tạo điều kiện tốt để quân Chu Nguyên Chương mở cuộc tấn công dữ dội. Chiến thuyền của