Chu Nguyên Chương bé nhỏ hơn, nhưng nhờ đó mà nó di chuyển lanh lẹ hơn, thích hợp để sử dụng lối
đánh hỏa công. Chiến thuyền to của Trần Hữu Lượng cứ đưa lưng ra chịu đánh. Có những chiếc bị
đánh chìm, có những chiếc bị hỏa công đốt cháy như cây đuốc.
Cuộc hỗn chiến tại hồ Thẩm Dương kéo dài ba hôm vẫn chưa phân thắng bại. Về sau, Lưu Cơ kiến
nghị với Chu Nguyên Chương nên đưa quân chủ lực ra cửa hồ, chận con đường lưu thông của địch
quân, rồi dùng biện pháp "đóng cửa đánh chó”, để cắt đứt đường vận chuyển lương thực của địch. Do
lương thực thiếu thốn, binh sĩ mệt mỏi, nội bộ- của Trần Hữu Lượng bắt đầu nghi kỵ lẫn nhau, nên
quân của Trần Hữu Lượng đã nhanh chóng bị đánh bại. Một số lớn bị bắt và đầu hàng. Trần Hữu
Lượng khi chường mặt để quan sát tình hình, bỗng một mũi tên lạc bắn trúng, chết ngay tại chỗ. Quân
đội cửa Chu Nguyên Chương đã trả một giá rất cao về mặt thương vong, và trải qua mấy lần nguy
hiểm, rốt cục đã đánh bại triệt để cánh quân của tên cường địch này.
Sau khi trở về đến Ứng Thiên, Chu Nguyên Chương tỏ ý hối hận đối với quyết sách trước đây của
mình, nói với Lưu Cơ :
- Đáng lý tôi không nên cử binh đi cứu An Phong. Nếu Trần Hữu Lượng thừa cơ hội đó đánh thốc vào
Ứng Thiên, thì quân ta tiến cũng không thành công, mà thoái cũng không có nơi để cố thủ, đại sự chắc
chắn sẽ tiêu tan. Cũng may hắn không tấn công Ứng Thiên, mà lai bao vây Nam Xương. Nam Xương
đã cố thủ được ba tháng, giúp tôi có thời gian để tập trung binh lực. Trần Hữu Lượng đã sử dụng một
kế sách tồi như vậy, không bị diệt vong thì đợi chừng nào.
Qua mấy chiến dịch chủ yếu để bình định Trần Hữu Lượng, Lưu Cơ lúc nào cũng có sẵn mưu lược
trong tâm trí, và mỗi kế hoạch của ông đều có hiệu quả rất cao. Nhất là qua cuộc chiến tại hồ Thẩm
Dương, đánh bại quân Hán của Trần Hữu Lượng, đã tạo được nền tảng để xây dựng bá nghiệp của
triều nhà Minh. Tư tưởng chiến lược và chiến thuật của Lưu Cơ trong trận đánh hồ Thẩm Dương, rất
đáng được mọi người nghiên cứu và rút kinh nghiệm.