1. Sống Kiếp Nô Lệ
Phạm Văn Trình, tự Hiến Đấu, sinh vào năm thứ hai mươi lăm niên hiệu Vạn Lịch triều nhà Minh
(1597). Thế hệ trước trong gia đình của ông vào đời nhà Minh đã từ Giang Tây bị biếm đi Thẩm
Dương và "ở tại Phủ Thuần Sở". Ông sơ của ông là Phạm Thông, từng giữ chức Binh bộ Thượng thư
trong những năm Gia Tỉnh đời nhà Minh, ông nội là Phạm Thẩm, từng giữ chức Độ Đồng Tri Vệ chỉ
huy tại Thẩm Dương đời nhà Minh. Phạm Văn Trình từ nhỏ đã hiếu học, thông minh hơn người. Năm
thứ bốn mươi ba niên hiệu Vạn Lịch đời nhà Minh (1615), ông thi đỗ sinh viên (tú tài) tại huyện Thẩm
Dương. Lúc đó ông mới mười tám tuổi.
Trong khi Phạm Văn Trình đang phấn khởi, quyết tâm làm cho được một cái gì đó trên con đường sĩ
tiến, thì tai họa đã ập xuống đầu.
Năm thứ bốn mươi sáu niên hiệu Vạn Lịch (1618), thủ lĩnh của chính quyền Hậu Kim là Nổ Nhĩ Cáp
Xích xua quân tiến xuống phía Nam, đánh chiếm Phủ Thuận và một số địa phương khác, thẳng tay bắt
người cướp của, và mang ba chục vạn cả người lẫn gia súc do họ bắt được, đem phân phối cho các
quan binh có công. Phạm Văn Trình năm đó hai mươi mốt tuổi, cũng là một trong những người bị bắt
sống, nên đã bị đưa đi làm nô lệ.
Hậu Kim là chính quyền do một dân tộc thiểu số ở vùng Đông Bắc Trung Quốc là tộc Nữ Chân (tiền
thân của Mãn tộc) xây dựng lên. Người Nữ Chân là một dân tộc thiểu số rất lâu đời ở trong nội địa
nước Trung Quốc. Tổ tiên của họ là người Túc Thận thời Xuân Thu Chiến Quốc. Đến đời hậu Hán,
Tam Quốc, họ được gọi là “Ấp Lâu”. Đời Bắc Ngụy được gọi là “Vật Cát”. Đời Tùy, Đường gọi là
"Mô Hơ". Đến niên hiệu Thiên Phục năm thứ ba đời Đường Chiêu Tông (903) trở về sau, mới chính
thức được gọi là "Nữ Chân". Trong lịch sử Trung Quốc, nước "Bột Hải” trong đời Đường, cũng như
nước "Kim" từng chong mặt với triều Bắc Tống, đều là chính quyền do dân tộc thiểu số Nữ Chân đã
lần lượt thành lập.
Đến triều nhà Minh trở đi, tộc Nữ Chân đã sống ở vùng phía Bắc Trường Bạch Sơn, chạy dài đến biển
ở phía Đông, và khắp vùng lưu vực sông Hắc Long Giang. Trên một vùng đất rộng rãi như thế, tộc Nữ
Chân chia ra làm ba bộ phận lớn là Hải Tây, Kiến Châu và Dã Nhân. Đi đôi với sự hủ hóa trong việc
thống trị của triều nhà Minh, các quan phủ đối với người Nữ Chân áp bức ngày càng nặng nề. Do vậy,
mối mâu thuẫn giữa tộc Nữ Chân và triều nhà Minh ngày một gay gắt. Thời kỳ giữa và cuối đời nhà
Minh, tập đoàn thống trị nhu nhược bất tài của triều đình, không làm sao vực dậy được triều đại của
họ. Cho nên đối với tộc Nữ Chân ngày càng tăng cường sự phản kháng, họ phải áp dụng chính sách lôi
kéo bộ phận này, đánh bộ phận khác, nhằm "chia để trị". Lúc bấy giờ nhà Minh có một vị võ tướng
“trấn liêu” tên gọi Lý Thành Lương, đã nghĩ đủ mưu kế để tạo ra mối mâu thuẫn giữa hai tộc Nữ Chân
là Hải Tây và Kiến Châu. Ông ta trước tiên lợi dụng Vương Đài là tù trưởng của Cáp Đạt Bộ thuộc
tộc Nữ Chân Hải Tây, giết chết Vương Cảo nguyên là Hữu Vệ Đô Đốc của Kiến Châu. Để trảm thảo
trừ căn, Lý Thành Lương vào năm thứ 10 niên hiệu Vạn Lịch, lại tiến lên một bước, phái binh giúp đỡ
chúa thành Đồ Luân là Nê Kham Ngoại Lan, tấn công con trai của Vương Cảo là A Đài. Vợ của A Đài