là em bà con họ nội với Nổ Nhĩ Cáp Xích, nên ông nội là Khiếu Trường và cha là Tháp Thất của Nổ
Nhĩ Cáp Xích vội vàng đến ngoài thành Cổ Liệt nơi A Đài trú đóng, yêu cầu Nê Kham Ngoại Lan đình
chỉ cuộc tấn công, để hai người đi khuyên A Đài đầu hàng. Do việc khuyên đầu hàng chưa thành, nên
quân Minh và quân Nê Kham Ngoại Lan liên hợp nhau tấn công hạ thành, rồi thẳng tay chém giết, và
đã giết luôn Tháp Thất và Khiếu Trường trước đây vào thành để khuyên A Đài đầu hàng nhằm cứu
người thân của mình. Sự kiện này tạo ra mối hận thù thâm xương khắc cốt giữa triều nhà Minh và Nổ
Nhĩ Cáp Xích.
Năm thứ niên hiệu Vạn Lịch (1583), Nổ Nhĩ Cáp Xích với tuổi hai mươi lăm, đã hưng binh trên cơ sở
mười ba bộ giáp trụ của cha mình để lại. Trước tiên ông ta đánh chiếm được thành Đồ Luân. Chúa
thành là Nề Kham Ngoại Lan hốt hoảng bỏ chạy. Nổ Nhĩ Cáp Xích xua quân truy đuổi không buông
tha. Trên đường truy đuổi, ông ta lần lượt hạ từng bộ lạc cửa tộc Nữ Chân, và cuối cùng đã giết được
kẻ thù, thống nhất các bộ lạc Nữ Chân lại làm một.
Đến năm thứ bốn mươi ba niên hiệu Vạn Lịch (1615), Nổ Nhĩ Cáp Xích đang phấn khởi qua mấy cuộc
chiến thắng, thực lực của ông ta lại không ngớt hùng mạnh thêm, nên đã tuyên bố thành lập chính quyền
“Đại Kim” (sử gọi là "Hậu Kim"), đặt niên hiệu là Thiên Mệnh. Nổ Nhĩ Cáp Xích lên ngôi Khả Hãn
với tuổi đời năm mươi tám.
Chính quyền Hậu Kim được thành lập chẳng bao lâu thì Nổ Nhĩ Cáp Xích bèn lấy cớ triều nhà Minh
vô cớ sinh sự, "giết cha và ông nội của ông ta” và một số vấn đề khác gọi chung là “bảy mối thù lớn"
để hưng binh, mở màn cho cuộc chiến tranh trả thù đối với triều nhà Minh.
Năm thứ ba niên hiệu Thiên Mệnh (1618), Nổ Nhĩ Cáp Xích dẫn binh tướng tinh nhuệ hơn hai vạn
người, kéo thẳng phía Tây, rồi dùng thế tiến công nhanh như sấm sét, chiếm được hai thành Đông Châu
và Mã Căn Đơn. Tiếp đó, ông lại phái một "thương đội" năm mươi người đi trước, và đại binh lén
bám sát theo sau, thừa dịp mưa đêm vừa mới tạnh, bất thần đến sát chân thành Phủ Thuận, và hạ được
thành này trong nháy mắt. Do vậy, mới có câu chuyện hơn ba vạn người và gia súc của triều nhà Minh,
trong đó có Phạm Văn Trình bị bắt sống đưa đi.
Qua năm sau, trong trận Tát Nhĩ Hử, Nổ Nhĩ Cáp Xích lại đánh tổn thương nặng nề quân đội “biên
phòng" của triều nhà Minh. Từ đó, cán cân thực lực giữa đôi bên đã thay đổi hẳn.
Chỉ trong vòng mấy năm ngắn ngủi, Nổ Nhĩ Cáp Xích đã chiếm toàn bộ vùng đất ở phía đông Liêu Hà,
rồi lại quay mũi giáo về vùng đất Liêu Tây. Nhờ có quan Kế Liêu Kinh Lược là Tôn Thừa Tông và
quan Ninh Tiền Binh Bị Đạo là Viên Sùng Hoán và một số người trung thành với triều đình khác, đã
tìm đủ cách xoay sở, mới bảo vệ được sự bình yên khoảng chừng bốn năm cho vùng Quan Ngoại.
Nhưng, tên gian thần của triều nhà Minh là Ngụy Trung Hiền, đã lộng quyền, tìm cách cách chức Tôn
Thừa Tông, rồi phá bỏ một số cứ điểm phòng ngự cũng như đồn binh quan trọng, khiến việc phòng ngự
ở ngoài biên cảnh của triều nhà Minh yếu hẳn đi.
Đầu năm thứ mười niên hiệu Thiên Mệnh (1626), Nổ Nhĩ Cáp Xích đích thân chỉ huy mười ba vạn đại
quân thừa sự sơ hở của triều nhà Minh, đã đánh thốc vào nội địa của triều đình này, phía Nam chạy dài
tới tận bờ biển, phía Bắc tới Quảng Ninh, đại lộ được mở rộng, đoàn quân của Nổ Nhĩ Cáp Xích đầu
đuôi không thấy nhau, cờ xí gươm giáo rợp trời, hùng hổ kéo đến sát Chân thành Ninh Viễn. Lúc bấy