10 ĐẠI MƯU LƯỢC GIA TRUNG QUỐC - Trang 316

Xích rất tán thưởng sự hiểu biết của Phạm Văn Trình, lại được biết Phạm Văn Trình là hậu duệ của
Phạm Thông, nguyên là Binh Bộ Thượng Thư của triều nhà Minh trong những năm Gia Tỉnh, nên rất
xem trọng, bèn dặn dò các Bối lặc:

- Đây là hậu duệ của danh thần, cần phải chú ý nâng đỡ.

Nếu bình tĩnh mà xét, thì đoạn sử này sẽ khiến cho mọi người phải đặt nghi vấn. Vì Nô Nhĩ Cáp Xích
là người rất ác cảm đối với "thư sinh" của triều nhà Minh. Ông cho rằng “tất cả mọi điều đáng ghét
đều do bọn này mà ra", nên căm hận chỉ muốn giết chết họ. Riêng thần dân của triều nhà Minh đối với
việc tộc Nữ Chân nổi dậy cướp bóc chém giết, làm toàn những điều xấu, điều ác nên cũng rất căm thù.
Đứng về mặt tình cảm mà nói, thì Phạm Văn Trình một khi đã trở thành nô lệ, bị người Nữ Chân xem
như súc vật, trong khi ông là hậu duệ của một nguyên lão đại thần triều nhà Minh, thì chắc chắn không
bao giờ ông chủ động đi yết kiến Nổ Nhĩ Cáp Xích cả. Mà sự thật là Nổ Nhĩ Cáp Xích sau khi chiếm
được Phủ Thuận, đã bắt tất cả những "thư sinh" của triều nhà Minh, thẳng tay chém giết. Trong khi
hàng loạt những “thư sinh" phải chịu chém đầu, thì trong đó có một người tướng mạo đường đường
phong độ khác biệt, so với những thư sinh hủ lậu hoàn toàn khác hẳn. Cho nên Nổ Nhĩ Cáp Xích mới
động lòng trắc ẩn, tha chết cho ông và giao qua "quân cờ đỏ viền biên" để làm nô lệ. Người thí sinh đó
chính là Phạm Văn Trình (quyển "Thanh sử cảo” với ý đồ mỹ hóa vị Hoàng đế của nước mình, cũng
như giấu kín giai đoạn chịu nhục của Phạm Văn Trình mà sau này trở thành công thần của triều Mãn
Thanh, nên mới bẻ cong ngòi bút để tô vẽ chuyện đẹp đẽ như vậy.

Mọi người thường nói : qua đại nạn mà không chết tất sẽ được cái phúc về sau. Câu nói đó, quả thật
đã ứng nghiệm vào trường hợp của Phạm Văn Trình. Sau khi Hoàng Thái Cực lên nối ngôi vua và đã
thay đổi nhiều quốc sách quan trọng, hóa giải được mối mâu thuẫn giữa hai dân tộc Mãn và Hán, khiến
thần dân của Hán tộc trong khu vực cai trị của họ, dần dần thay đổi thái độ thù địch, để phục tùng họ
một cách tự nguyện. Cũng qua những chính sách cởi mở đó, đã giúp cho Phạm Văn Trình được ứng thí,
khiến ông thoát khỏi kiếp nô lệ và được xuất đầu lộ diện sau này.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.