trò là người bí thư riêng của Hoàng Thái Cực. Tuy ông không phải là hàng đại thần có nhiệm vụ bàn
bạc về việc triều chính, nhưng ông vẫn thường tham gia vào việc xây dựng những phương châm và
chánh sách quan trọng đối nội cũng như đối ngoại của triều đình. Đồng thời, đối với việc sử dụng và
bãi chức của các quan viên quan trọng trong triều đình, ông cũng có một tác dụng quyết định trong đó.
Sự tin dùng của Hoàng Thái Cực đối với Phạm Văn Trình, gần như đến mức cao tột. Cứ mỗi lần được
triệu kiến để thương nghị về việc triều chính, Hoàng Thái Cực đã giữ Phạm Văn Trình ở lại rất lâu.
Lắm khi triệu kiến xong, Phạm Văn Trình mới trở về tới nhà, chưa kịp ăn uống nghỉ ngơi, thì lại có
lệnh nhà vua triệu vào cung tiếp. Phàm gặp những quân quốc đại sự, bao giờ Hoàng Thái Cực cũng hỏi
người có trách nhiệm giải quyết là Phạm Văn Trình biết hay chưa? Lắm khi nhà vua cảm thấy trong đó
có vấn đề gì chưa thỏa đáng, bèn hỏi người có trách nhiệm tại sao không đi thương nghị với Phạm Văn
Trình. Nếu người đó trả lời ý kiến của Phạm Văn Trình cũng giống như vậy, thì Hoàng Thái Cực liền
đông ý và phê chuẩn. Tất cả các văn thư ngoại giao, đều do một tay Phạm Văn Trình khởi thảo. Ban
đầu Hoàng Thái Cực còn đích thân xem qua, nhưng mỗi lần xem nhà vua thấy đâu đấy đều thỏa đáng
cả, nên về sau đối với những văn thư thông thường, nhà vua không bao giờ xem lại.
Có lần Phạm Văn Trình bị bệnh, xin phép nghỉ ở nhà, nhiều công việc do vậy không có ai quyết định
giải quyết, nên Hoàng Thái Cực bèn xuống chỉ dụ bảo phải chờ Phạm Văn Trình hết bệnh xong rồi mới
tiến hành giải quyết sau. Đối với những lời khuyên ngăn cũng như những kế sách của Phạm Văn Trình,
Hoàng Thái Cực bao giờ cũng nghe theo. Để đáp lại ơn tri ngộ của Hoàng Thái Cực đối với mình,
Phạm Văn Trinh luôn luôn dốc hết tâm sức của mình ra để giúp cho nhà vua tranh giành thiên hạ.
Kể từ ngày Hoàng Thái Cực lên nối ngôi đến năm thứ sáu niên hiệu Sùng Đức (1641), trải qua mười
lăm, mười sáu năm, ông đã ba lần xua quân đột nhập vùng Quan Nội nhưng vì không chiếm được Sơn
Hải Quan và Cẩm Châu, nên luôn gặp trở lực trong hành động, khó thực hiện trong ý định của mình.
Do vậy, Hoàng Thái Cực đã chĩa mũi giáo tiến công của mình về phía Sơn Hải Quan và Cẩm Châu, là
nơi gây trở lực không cho ông tiến vào quan ải, trong khi đó, triều nhà Minh cũng nghĩ trăm phương
ngàn kế để tăng cường tuyến phòng thủ này.
Năm thứ 4 niên hiệu Sùng Đức (1639), chức vụ Tổng đốc Kế Liêu được thay thế bởi Hồng Thừa Trù,
một tướng lĩnh vừa có công trấn áp được những cuộc nông dân khởi nghĩa mà nổi tiếng. Năm thứ sáu
niên hiệu Sùng Đức (1641), quân Thanh bắt đầu hành động, phái quân bao vây Cẩm Châu. Tháng bảy
năm đó, Hồng Thừa Trừ bèn dẫn Ngô Tam Quế và một số tướng lãnh khác gồm tám Tổng binh và
mười ba vạn nhân mã kéo đến để chi viện cho Cầm Châu. Đại quân tập hợp tại Ninh Viễn, rồi mới
chia thành mấy cánh tiến chậm chạp về phía Hạnh Sơn và Tùng Sơn, với chiến pháp tiến chậm nhưng
ăn chắc để giành tháng lợi.
Nhưng, vị Binh bộ thượng thư mới được đưa lên giữ chức này là Trần Tân Giáp, lại cho rằng tiến
quân chậm chạp như thế chỉ làm hao thêm lương thực, nên phái người tới giám trận, giám quân và đốc
chiến cho Hồng Thừa Trù. Do chịu không nổi sự thôi thúc của số người này, nên Hồng Thừa Trù đã
liều lĩnh bỏ lương thảo lại Bút Giá Cương bên ngoài Hạnh Sơn và Tháp Sơn thuộc vùng Ninh Viễn,
chỉ dẫn sáu vạn binh mã tiến lên. Ông ra lệnh cho số binh mã còn lại, cấp tốc bám theo mình. Khi
Hồng Thừa Trù đến vùng Tùng Sơn và Hạnh Sơn, thì cho kỵ binh đóng ở ba mặt đông, nam và tây của
núi Tùng Sơn, còn bộ binh thì bố phòng tại Khổng Phong Cương, nằm cách Cẩm Châu sáu bảy dặm
đường, xây hào lũy chong mặt với quân Thanh.