10 ĐẠI MƯU LƯỢC GIA TRUNG QUỐC - Trang 321

4. Được Sự Tin Dùng


Năm thứ 9 niên hiệu Thiên Thông (1635), Hoàng Thái Cực tuyên bố hủy bỏ xưng hiệu “Nữ Chân",
chính thức đặt danh hiệu cua bộ tộc là "Mãn Châu”. Tháng năm năm thứ hai, Hoàng Thái Cực lại đổi
tên nước “Đại Kim” thành "Đại Thanh", chính thức thành lập triều đình nhà Thanh và lên ngôi hoàng
đế.

Sau khi Hoàng Thái Cực xưng đế, đối với cơ cấu văn võ của triều đình đều bổ sung, mở rộng. ông đã
mở rộng Văn Quán trước đây thành ra Nội Tam Viện : tức Nội Quốc Sử Viện, Nội Bí Thư Viện, Nội
Hoằng Văn Viện. Mỗi Viện đặt một Đại Học Sĩ chủ trì. Hoàng Thái Cực cử Phạm Văn Trình làm Đại
Học Sĩ Nội Bí Thư Viện, tước quan được thăng làm Nhị đẳng "Giáp lạc chương kinh" (tiếng Hán gọi
là Tham Lĩnh).

Để tăng cường binh lực, Hoàng Thái Cực quyết định trên cơ sở đã có "Mãn bát kỳ" và “Mông Cổ bát
kỳ", lại mở rộng thêm "Hán quân bát kỳ". Thế là các đại thần bèn nhất trí tiến cử Phạm Văn Trình đảm
nhiệm "Cố Sơn Ngạch Chân" (tức Kỳ Chủ, tiếng Hán gọi là Đô Thống). Muốn biết chức "Cố Sơn
Ngạch Chân" là thế nào, cần tìm hiểu sơ qua về cách xây dựng "Bát kỳ" của người Mãn Châu : Thoạt
tiên, người Nữ Chân đã dựa vào "Tập" và "Trại" để tiến hành việc sản xuất và những hành động quân
sự. Trên cơ sở mười người thì được xem là một đơn vị. Người đầu mục của đơn vị này được gọi là
“ngưu lục ngạch" (tức Tiển Chủ, tiếng Hán gọi là Tá Lãnh).

Về sau, thực lực của họ ngày một phát triển lớn mạnh, nên Nổ Nhĩ Cáp Xích vào năm thứ 43 niên hiệu
Vạn Lịch (1615), đã quy định cứ ba trăm người thì gọi là một "Ngưu lục", năm “ngưu lục" thì họp
thành một “Giáp Lạt Ngạch Chân" (Tham Lĩnh), năm "Giáp Lạc Ngạch Chân" họp lại thành một "Cố
Sơn" (Kỳ). Trước tiên chỉ có bốn Kỳ là Hoàng, Hồng, Lam, Bạch. Về sau lại tăng lên bốn kỳ nữa là
Tương Hoàng, Tương Lam, Tương Bạch, Tương Hồng. Trên cơ sở đó đã hình thành chế độ Bát Kỳ nổi
tiếng trong lịch sử, một chế độ kết hợp giữa binh và nông.

Nổ Nhĩ Cáp Xích là thống soái tối cao của Bát Kỳ. Con cháu của ông ta là thủ lĩnh của mỗi một Kỳ.
Mỗi Kỳ Chủ phải trực tiếp nghe theo mệnh lệnh của Đại Hãn, quyền lực và địa vị chỉ thấp hơn Đại
Hãn mà cao hơn tất cả mọi người. Sau khi Nổ Nhĩ Cáp Xích chết, Hoàng Thái Cực nguyên là một Kỳ
Chủ lên nối ngôi vua. Đi đôi với việc địa bàn ngày càng mở rộng, Hoàng Thái Cực dựa theo quy chế
Bát Kỳ của người Mãn, tổ chức thêm "Mông Cổ Bát Kỳ" và "Hán quân Bát Kỳ”. Khi các đại thần đề
nghị cử Phạm Văn Trình đảm nhiệm chức vụ Kỳ Chủ, một chức vụ không phải tầm thường, thì Hoàng
Thái Cực trái lại cho rằng “Cố Sơn Ngạch Chân" chẳng qua là một chức tước trong quân đội mà thôi.
Cho nên nhà vua đã phủ quyết ý kiến của các đại thần, yêu cầu chọn lựa người khác. Qua đó đủ thấy sự
tín nhiệm của Hoàng Thái Cực đối với Phạm Văn Trình là có một ý nghĩa sâu xa biết bao nhiêu. Chức
Đại Học Sĩ "Nội Bí Thư Viện" tuy là một quan chức thấp, nhưng người giữ chức tước này lại nắm hết
bao nhiêu điều cơ mật quan trọng. Những sắc thư dự thảo cho hoàng đế, cũng như bao nhiêu sớ tâu của
các nha môn gởi lên, đều phải qua tay quan chức này. Nhất là các thư tín qua lại với các nước đều
phải qua tay Đại Học Sĩ của Nội Bí Thư Viện thảo ra cả. Trên thực tế, Phạm Văn Trình đã đóng vai

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.