10 ĐẠI MƯU LƯỢC GIA TRUNG QUỐC - Trang 319

để đánh viện binh. Quân nhà Minh giữ thành vì “cạn hết lương thực, nên quân và dân phải ăn thịt lẫn
nhau”, rốt cuộc buộc phải đầu hàng.

Trong chiến dịch này, có một đạo quân Mông Cổ đầu hàng, nhưng một số binh sĩ vì không chịu đầu
hàng nên đã ám sát tướng lĩnh của họ rồi bỏ trốn. Hoàng Thái Cực nghe tin tức giận, định giết hết số
binh sĩ Mông Cổ còn ở lại. Phạm Văn Trình bèn dùng lời uyển chuyển khuyên ngăn:

- Những binh sĩ không bỏ trốn, chứng tỏ họ thành tâm quy phục. Nếu giết họ đi, thì đối với việc này
cũng vô bổ, mà từ nay về sau sẽ ảnh hưởng đến chính sách dụ hàng của ta.

Hoàng Thái Cực thấy Phạm Văn Trình xuất phát từ lợi ích lâu dài nên có lời khuyên ngăn, liền vui vẻ
chấp nhận kiến nghị đó. Nhờ vậy mà năm trăm binh sĩ vô tội nói trên mới khỏi bị giết.

Lúc bấy giờ còn có một cánh quân đội của triều nhà Mình dựa vào địa thế hiểm yếu để cố thủ Tây
Sơn, dù Hoàng Thái Cực xua quân tấn công nhiều lần nhưng vẫn không chiếm được, trong lòng nôn
nóng, Phạm Văn Trình vốn có sẵn mưu kế dụ hàng, nên một mình một ngựa không kể an nguy, đến trước
trại quân Minh dùng ba tấc lưỡi phân tích mọi điều lợi hại để dụ hàng đối phương. Rốt cục, quân Minh
đã được cảm hóa và thành tâm chịu hàng. Hoàng Thái Cực hết sức vui mừng, đem tất cả số binh mã
đầu hàng nói trên giao cho Phạm Văn Trình thống lĩnh.

Năm thứ sáu niên hiệu Thiên Thông (1632), Hoàng Thái Cực tiếp tục đánh chiếm đất đai vùng biên
cương của triều đình nhà Minh. Sau khi đạo quân của Hoàng Thái Cực tiến vào Quy Hóa (nay là thành
phố Hô Hòa Đạo Đặc) Hoàng Thái Cực vốn có ý định thọc sâu vào nội địa của triều nhà Minh, nên đã
triệu tập các đại thần trong đó có Phạm Văn Trình để bàn bạc về chiến sách. Phạm Văn Trình căn cứ
tình thế chiến lược giữa đôi bên, đã đề ra một phương án công khai và một phương án bí mật : Phương
án công khai là dựa vào sĩ khí đang lên cao, sức chiến đấu đang mạnh, xua quân thọc sâu vào nội địa
của triều nhà Minh, và tiến thẳng vào Bắc Kinh, buộc triều đình nhà Minh phải thỏa hiệp. Sau đó, lại
xua quân đến Sơn Hải Quan đập nát thủy môn tại đây rồi rút về, để tạo thanh thế. Muốn thực hiện mục
tiêu đó, phải xuất quân từ Nhạn Môn Quan là tiện lợi nhất. Vì con đường này quân Minh thiếu sự đề
phòng, cuộc hành quân sẽ không gặp trở ngại chi lớn. Hơn nữa, dọc đường đều là vùng dân cư giàu có,
có thể mượn ngựa và lương thực của họ để dùng. Nếu Đại Hãn thấy việc ra quân của mình thiếu danh
nghĩa, thì có thể nói với bá tánh là Khả Hãn của Sát Cáp Nhĩ đã bỏ trốn, nên binh mã của ông ta đều
chạy sang hàng ngũ của Hoàng thượng. Nay Hoàng thượng muốn nghị hòa với triều đình nhà Minh,
nhưng khổ nỗi đường đi quá xa, đi bộ thì không biết chừng nào mới tới, nên cần mượn ngựa của họ để
cho binh sĩ quy phục của Sát Cáp Nhĩ tạm dùng. Nếu nghị hòa thành công, thì sẽ tính theo giá ngựa
hiện tại trả tiền lại cho bá tánh. Còn nghị hòa bất thành, đôi bên đánh nhau, thì nhờ trời phù hộ ta
chiếm được vùng đất biên cương này, thì sẽ miễn thuế nhiều năm cho bá tánh ở đây để bù lại những
thiệt thòi do chiến tranh gây ra cho mọi người. Như vậy thì Hoàng thượng có thể xuất sư một cách
đường hoàng. Và, nếu không làm được như vậy, thì Hoàng thượng có thể viết thư trao cho các quan lại
giữ biên cương của triều nhà Minh, để họ chuyển về nhà vua của họ, định kỳ hạn cho họ trả lời. Với
tình hình các văn thần của triều nhà Minh đang đấu đá với nhau, cũng như các tướng ở ngoài biên
cương không thống nhất nhau, chắc chắn họ sẽ không làm sao trả lời kịp thời hạn do ta quy định. Đến
chừng đó, Hoàng thượng sẽ có lý do để ra quân đánh vào những nơi họ thiếu phòng bị một cách bất
ngờ, rồi thừa dịp đánh thốc luôn vào Bắc Kinh. Vì phương án sau là phương án mượn cớ nghị hòa để
làm cho triều đình nhà Minh mất cảnh giác, rồi thừa cơ hành động một cách bất ngờ, để thực hiện sách

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.