10 ĐẠI MƯU LƯỢC GIA TRUNG QUỐC - Trang 58

Thái Thúc và Hoắc Thúc để thanh trừng chung quanh nhà vua, rồi từ đó phát động một cuộc phản loạn.

Riêng Quản Thúc, Thái Thúc và Hoắc Thúc cho rằng Võ Canh là người bạn tri kỷ của mình, muốn
hiệp trợ với mình để thảo phạt Châu Công. Cho nên cả ba người bèn cấu kết với Võ Canh, giúp đỡ ông
ta để thế lực cua ông ta ngày càng mạnh. Thậm chí, Quản Thúc còn đích thân chỉ huy quân đội để trợ
uy cho Võ Canh. Nhờ vậy mà thế lực phản loạn của Võ Canh ngày một mạnh thêm lên. Hắn lại phái
người đến các nước ở phía Đông, tiến hành hoạt động mang tính âm mưu. Do vậy mà có đến mười bảy
nước ở phía Đông đã hưởng ứng cuộc phản loạn của Võ Canh, làm cho trong triều đình nhà Châu cũng
như ngoài dân gian đều chấn động. Vùng đất phía Tây của người Châu trước kia cũng bị ảnh hưởng
lây. Xem ra, cuộc biến loạn này có cơ sẽ lan rộng ra khắp toàn quốc.

Trong một cuộc hội họp khẩn cấp của triều đình nhà Châu, Châu Công cực lực chủ trương dùng vũ lực
để trấn áp cuộc phản loạn. Nhưng trong vương thất có một số quý tộc tỏ ra do dự, không quyết định
dứt khoát. Họ cho rằng người Di ở phía Đông từ trước tới nay không bao giờ yên ổn. Trong thời Ân
Thương sự thống trị của triều đình không thực sự mở rộng tới đó. Cho nên tốt nhất là phái người đến
đấy phủ dụ, để duy trì hiện trạng. Có người lại cho rằng Tây Châu vừa mới xây dựng, các mặt tài lực
vật lực và nhân lực đều thiếu thốn, vậy nếu đưa quân đi chinh phạt xa thì có thể dẫn đến thất bại. Cũng
có người tin theo lời đồn nhảm, hoài nghi Châu Công muốn mượn cớ Đông Chinh để mở rộng thế lực
cửa mình, chuẩn bị cho việc soán đoạt đại quyền trong tương lai.

Châu Công biết, nếu để tình thế trước mắt tiếp tục diễn biến, thì sẽ tạo ra một cục diện hỗn loạn không
thể khống chế được. Do vậy ông nên viết một phong mật thư gởi cho Khương Thái Công ở tận Sơn
Đông xa xôi, rồi phái người tâm phúc tức tốc đi tới nước Tề để trao thư. Trong thư ông phân tích một
cách sâu sắc tình thế trước mắt, và cũng nói thật lòng mình tại sao lại tự xưng vương, đứng ra nhiếp
chính, mong Khương Thái Công nghĩ đến đại cuộc, giúp ông vượt qua cơn sóng gió, bảo vệ giang sơn
đo Văn Vương, Võ Vương và Khương Thái Công đã phấn đấu suốt cả đời mới giành được. Trong thư
này, Châu Công còn ủy quyền cho Khương Thái Công "Đông đến biển, Tây đến Hoàng Hà, Nam đến
Mục Lăng, Bắc đến Vô Lệ, kể cả ngũ hầu cửu bá, đều có thể được quyền chinh phạt".

Khương Thái Công đọc xong bức thư mật của Châu Công, vô cùng cảm động trước một tấm lòng vì
đại nghĩa, trước thái độ quang minh lỗi lạc, tận trung báo quốc của Châu Công. Khương Thái Công
nhận thức được rằng, sự hoài nghi đối với Châu Công của mình trước đây là sai lầm. Cùng một lúc đó,
Khương Thái Công cũng nhận được một bức thư của người con gái là Ấp Khương, (vợ của Võ
Vương). Trong thư Ấp Khương nói:

“Kể từ ngày Châu Công xưng vương nhiếp chánh cho tới nay, công cuộc trị quốc phát triển rất tốt.
Châu Công lúc nào cũng sợ mình bỏ mất hiền nhân trong thiên hạ. Nếu có một hiền nhân tới xin gia
nhập đội ngũ, cho dù Châu Công đang tắm, ông cũng dùng tay nắm mớ tóc đang gội còn ướt của mình
bước ra tiếp kiến. Cho dù Châu Công đang ăn cơm, cũng buông ngay đũa xuống ra tiếp họ. Thậm chí
“một lần tắm phải ba lần nắm tóc, một bữa cơm phải ba lần gác đũa”. Việc nhiếp chính của Châu Công
hoàn toàn là vì lợi ích của quốc gia, còn đối với ngôi vị thiên tử của Thành Vương thì ông không hề có
tham vọng chi cả. Có lần Thành Vương bệnh nặng sắp chết, Châu Công bèn viết một tờ sớ để khấn vái
với trời đất, bằng lòng chết thay cho Thành Vương. Điều đó cho thấy Châu Công là người thành tâm
thành ý bảo vệ Thành Vương. Mặc dù tuổi Thành Vương không còn nhỏ, nhưng đúng là thiếu kinh
nghiệm trị quốc. Trước tình thế hết sức căng thẳng này, nếu Châu Công không ra mặt ủng hộ Thành

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.