10 ĐẠI MƯU LƯỢC GIA TRUNG QUỐC - Trang 59

Vương, cứu vãn tình hình, thì triều đình nhà Châu chắc chắn sẽ lâm nguy. Cho nên mong phụ thân dốc
hết sức lực của mình để hiệp trợ cho Châu Công, bình định loạn lạc”.

Đứng trước tình hình vô cùng nguy cấp đó, Khương Thái Công đã quyết định dứt khoát, dốc hết lực
lượng trong toàn quốc ra để nhanh chóng bình định những cuộc loạn lạc. Một mặt ông phái đại tướng
Lữ Báo, Lữ Hổ dẫn một vạn tinh binh đi bình định những bang quốc đang nổi loạn như Từ, Yểm, mặt
khác, tự mình dẫn hai vạn tinh binh tiến xuống phía Nam, hiệp trợ với Châu Công để bình định cuộc
nổi loạn của Võ Canh và mười bảy nước chư hầu. ông viết rõ kế hoạch của mình vào một bức mật thư
gửi đến cho Châu Công biết, và kiến nghị Châu Công nên xua quân Đông chinh để nhân cơ hội này triệt
để chinh phục các bang quốc làm phản ở phía Nam, giúp cho giang sơn của triều Tây Châu vĩnh viễn
được củng cố.

Châu Công nhận được thư cưa Khương Thái Công, tinh thần phấn chấn hẳn lên. Ông bèn đem ý kiến
của Châu Công trong bức thư truyền đạt lại cho các thành viên trong triều đình nhà Châu, khiến những
quý tộc đang dao động sợ hãi này củng cố lại niềm tin. Châu Công chấp thuận ý kiến của Khương Thái
Công, chính mình dẫn năm vạn đại binh mở cuộc Đông chinh. Đồng thời, ông lấy địa vị Thiên tử để
công bố một bản “đại cáo” nhằm cổ xúy tinh thần của các tướng sĩ. Trên đường Đông chinh, khi đi
ngang qua nước Sở, Châu Công đã thuyết phục người Sở không tham gia vào cuộc nổi loạn. Thế là hai
cánh quân của Châu Công và Khương Thái Công đã liên kết nhau, tiến đánh những vùng nổi loạn,
khiến uy tín của nhà Châu được củng cố.

Mặc dù Khương Thái Công tuổi đã cao, nhưng vẫn còn đầy đủ khí phách anh hùng. Ông đã bôn ba
khắp trên chiến trường, nương tựa với thế lực của Châu Công, cùng nhau tiến quân tiểu trừ những cuộc
nổi loạn ở phía Đông Nam. Trải qua ba năm chinh chiến gian khổ, rốt cục đã bình định được cuộc nổi
loạn có quy mô to lớn nói trên. Cuộc chiến tranh trấn áp loạn lạc này, trước sau đã tiêu diệt được lực
lượng phản loạn của năm chục nước chư hầu ở vùng Đông Nam. Quy mô của cuộc chiến tranh này còn
to lớn hơn quy mô chiến tranh phạt Trụ của Võ Vương. Bọn đầu sỏ phản loạn là Võ Canh, Quản Thúc
đều bị Châu Công xử chém. Riêng Thái Thúc, Hoắc Thúc thì bị lưu đày. Các nước ở vùng Quan Đông
đã triệt để bị chinh phục. Trải qua cuộc chiến tranh này, Tây Châu mới thực sự chinh phục được Quan
Đông, từ đó triều đình nhà Châu mới củng cố được sự thống trị trên khắp cả nước.
Sau khi bình định được cuộc nổi loạn, Khương Thái Công lại trở về đất phong cua mình là nước Tề,
tiếp tục xây dựng lại quy mô nền kinh tế của đất nước. Trước tiên ông đặt ra sách lược "đại nông, đại
công, đại thương", để tạo điều kiện cho nông công thương phát triển, cũng như các nghề đánh cá và
làm muối được nhiều thuận lợi hơn. Ông đã tổ chức nhưng người nông dân lại, đưa họ sống chung một
nơi, để họ có thể hợp tác trong ngành công, khai khẩn đất hoang, phát triển sản xuất nông nghiệp, để
lương thực càng ngày càng đầy đủ hơn. Ông cũng tổ chức những thợ thuyền lại, rồi cho họ sống chung
một nơi để có điều kiện hợp tác với nhau, tạo ra được nhiều sản phẩm cần dùng cho bá tánh, giúp cho
đời sống của nhân dân trong nước được đầy đủ. Ông cũng tổ chức những thương gia lại với nhau, rồi
cho họ sống chung một nơi, mở chợ buôn bán, trao đổi hàng hóa, nên về các mặt tiền và hàng hóa mỗi
lúc một phồn vinh hơn. Đối với nông nghiệp, ông thực hành phương châm đánh thuế một trên mười để
giảm nhẹ gánh nặng cho nông dân và cổ xúy cho việc sản xuất nông nghiệp.

Khương Thái Công gọi ba công việc làm chủ yếu trên là "Tam bảo". Ông cho rằng chỉ một mình nhà
vua nắm quyền điều hành "Tam bảo”, chứ không thể giao cho ai quản lý cả. Nhờ vậy mà chưa đầy ba
năm, tình hình kinh tế xã hội của nước Tề đã phát triển rõ rệt. Tin tức này truyền đến Cảo Kinh, Châu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.