Hồi đầu, khi một máy phát điện công suất lớn gặp sự cố, công
ty xe hơi Ford của Mỹ đã mời rất nhiều kỹ sư công trình cũng như
chuyên gia đến xem nhưng đều không tìm ra nguyên nhân gây sự
cố của máy phát điện. Không còn cách nào khác, họ đã mời chuyên
gia điện máy người Đức Stein Clements. Sau khi xem xét kỹ lưỡng,
nghe tiếng máy vận hành, Stein Clements đã dùng phấn vẽ một
đường dài lên thân máy và nói: “Giảm 16 vòng dây cuốn ở khu vực
đường phấn”. Vậy là chiếc máy phát điện công suất lớn nhanh
chóng khôi phục vận hành bình thường.
Giám đốc công ty đặt câu hỏi: “Rất cảm ơn ông! Vậy xin ông cho
biết, chi phí sửa chữa là bao nhiêu?”.
Stein Clements thản nhiên trả lời: “10 nghìn đô la Mỹ”. Đây là một
con số không nhỏ lúc bấy giờ. Giám đốc cho rằng ông cố ý ép
giá, đã gọi người mang đến bảng đăng ký chi phí sửa chữa và nói:
“Phiền ông điền các chi phí sửa chữa cụ thể lên bảng này”.
Stein Clements vừa đặt bút liền viết: “Dùng phấn chỉ ra chỗ
hỏng: 1 đô la Mỹ, biết phải vẽ ở chỗ nào: 9999 đô la Mỹ”.
Tại sao vẽ đường phấn, vẽ ở chỗ nào, tất cả đều là tri thức; chỉ
dựa vào tiếng máy chạy có thể phán đoán nguyên nhân sự cố, đó là
kỹ thuật. Để nắm bắt kiến thức này đòi hỏi phải dày công lao
động, 9999 đô la Mỹ chính là thù lao báo đáp cho công sức sáng tạo
được vận dụng từ kiến thức kỹ năng có được của Stein Clements.
Có kiến thức là có của cải, thiếu kiến thức sẽ trở nên nghèo
nàn. Đây là nguyên tắc chung đối với một cá nhân nói riêng và một
đất nước nói chung. Đây cũng là phương hướng phát triển của xã hội
loài người trong thế kỷ 21. Trong nền kinh tế tri thức, lấy tri thức
làm nền tảng, sự phát triển của kinh tế xã hội ngày càng phụ thuộc
nhiều vào kiến thức sáng tạo, công việc lao động thuần chân tay