10 SUY NGHĨ KHÔNG BẰNG 1 HÀNH ĐỘNG - Trang 181

linh hoạt. Điều này xem ra giống câu thành ngữ “Trong hoạ có phúc”,
mối nguy chính là khởi điểm của cơ hội và mối nguy càng lớn thì cơ hội
càng cao.

Một người bình thường chỉ sử dụng hết có 3% năng lực trong toàn bộ

năng lực vốn có của mình, 97% năng lực còn lại nằm trong não. Nhưng
năng lực to lớn này sẽ được phát huy tác dụng khi nó phải đối đầu với
những nguy cơ. Chỉ cần vận dụng một cách linh hoạt, hợp lý những thứ
đang có, những thứ còn sót lại thì nhất định có thể thay đổi toàn bộ sự
việc khiến chúng trở nên tốt đẹp hơn.

Nếu như bạn nói bạn luôn chú ý tới những thứ đã mất, đã không còn

tồn tại nữa thì bạn sẽ luôn trách cứ, căm hận người khác và tự dằn vặt
mình. Ngược lại, nếu bạn chú ý đến những thứ đang tồn tại, những thứ
còn sót lại, bạn sẽ cảm thấy trong lòng đầy phấn khởi. Giữa hai cách suy
nghĩ trên có sự khác biệt rất lớn: Khi trong lòng đầy phấn khởi thì tinh
thần bạn sẽ yên ổn; ngược lại sẽ bất an không biết làm gì.

7. Cần phải thay đổi sự nghèo túng

1. Công việc cấp bách phải được ưu tiên làm trước. Hầu hết mọi

người đều dùng thời gian của mình để giải quyết những công việc không
khẩn cấp, chủ yếu là do những công việc này tương đối dễ, hơn nữa
không đòi hỏi nhiều kiến thức và kỹ thuật, cũng không cần kết hợp với
người khác. Hãy phân chia công việc của bạn thành ba loại công việc
như sau: Bây giờ lập tức phải làm ngay, đợi chút nữa hãy làm, có thời
gian thì làm. Mỗi ngày bạn đều chia công việc theo trình tự như vậy.
Trước khi bắt đầu công việc trong ngày thì bạn hãy lập ra trình tự công
việc như vậy - tốt nhất bạn nên lập trình tự công việc của bạn từ tối hôm
trước để hôm sau bạn chỉ cần theo đúng trình tự đó mà làm.

2. Nếu như bạn có thay đổi trong công việc hoặc cuộc sống, hiệu quả

chưa có thì bạn cũng đừng lo lắng. Sau khi thay đổi, phải có một quá
trình dài thì mới thấy được hiệu quả. Không nên quá nóng vội, trước hết
cần bình tĩnh chờ đợi.

3. Nếu như bạn lần đầu tiên thất bại, thì nên thử lại một lần nữa. Nếu

như lần thứ hai dự báo lại thất bại thì hãy nghiên cứu nguyên nhân của
thất bại một chút. Nếu như lần thứ hai vẫn cứ thất bại. Vậy thì mục tiêu
trước mắt bạn quá cao. Hãy hạ thấp mục tiêu của bạn xuống một chút.

4. Thử thường xuyên giao lưu với những người có mục tiêu giống

mình.

Hầu hết mọi người đều vì những vấn đề giống nhau nên giao lưu với

180

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.