10 SUY NGHĨ KHÔNG BẰNG 1 HÀNH ĐỘNG - Trang 197

(10). Tìm kiếm chân tướng của sự bất an, sự bất an sẽ mất đi.

(11). Nếu vùng lên khỏi sự tuyệt vọng thì trước tiên cần phải thừa

nhận sự tuyệt vọng đó.

(12). Đối với những phần có cảm giác bất an, tích cực đi nhận thức,

có thể khiến cho cả cái bất an đó trở thành tác dụng thuận.

(13). Xem những sự việc nghiêm trọng trở thành những việc nhỏ

nhặt, sẽ khiến trong lòng cảm thấy yên ổn.

(14). Khi vì tự ti mà cảm thấy phiền não hãy đọc hồi ký của những

người thành công.

(15). Khi nảy sinh ra sự bất an, đem lạc quan, bi quan hoàn toàn

tách riêng để suy nghĩ.

(16). Cách nghĩ “chỉ có” không bằng “còn có”, có thể khiến cho người

ta tạo ra sự tự tin.

(17). Đối với những việc cảm thấy đáng ghét, hãy thử một chút xem

có thật là nó đáng ghét không, thì sẽ có thể biến nó thành sự thích thú.

(18). Coi “những cái đã mất” thành “những cái bị vứt bỏ”, thất vọng

sẽ được giảm nhẹ.

III. KHÔNG NÊN ĐỂ SỰ BẤT MÃN

CHÔN VÙI CHÍNH MÌNH

Nguyện vọng của loài người bắt đầu từ sự không thoả mãn.

Không thoả mãn là biểu thị bạn cần những thứ tương đối tốt. Bạn

nên chú ý những dấu hiệu này, vì nó có thể thúc đẩy bạn tiến hành theo
phương hướng tốt hơn.

Không thể oán trời trách người, đem nỗi bất hạnh của bạn quy về cho

người khác hoặc xung quanh, do đó mà trút ra sự không thoả mãn của
bạn. Bạn nên để cho sự không bằng lòng kích thích bạn, để mở ra trước
mắt bạn nhân sinh quan rộng lớn.

Chí hướng trái lại không phải là một bí mật trời phú. Bạn nên tưởng

tượng đến sự phát triển phong phú trong tương lai, dựa vào đó mà phát
triển ra chí hướng của bạn. Không thể làm một người mang giấc mộng
phù phiếm. Phải hiểu được làm thế nào để thực sự tiến lên từ địa vị hiện
nay của bạn, hướng tới vị trí phía trước mà bạn muốn vươn tới.

196

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.