SỨC MẠNH CỦA BIỆN CHỨNG
Thầy hỏi trò:
— Có một người sạch sẽ cùng một người rất dơ bẩn rủ nhau đi đến dòng sông, vậy người nào
sẽ xuống tắm?
— Người bẩn - Một học trò lên tiếng.
— Không, tại sao anh ta phải tắm? Anh ta ở dơ đã thành thói quen rồi, còn người ưa sạch sẽ
thì lại luôn muốn bản thân được sạch sẽ - Người thầy nói.
— Giờ ta hỏi lại một lần nữa. Một người sạch sẽ cùng một người rất dơbẩn rủ nhau đi đến
dòng sông, người nào sẽ xuống tắm?
— Rất đơn giản! - Người học trò lên tiếng - Người sạch sẽ muốn duy trì sự sạch sẽ nên anh
ta sẽ xuống tắm.
— Không! - Thầy lại phản bác - Tại sao người sạch sẽ lại phải tắm, anh ta đã sạch rồi mà?
Đó là người bẩn, vì anh ta cũng muốn được sạch sẽ. Chúng ta làm lại lần nữa nhé. Một người
sạch sẽ và một người dơ bẩn cùng đến dòng sông, ai sẽ xuống tắm?
Lần này người học trò trả lời:
— Hai người đều tắm.
Anh ta rất tự tin khi trả lời vì nghĩ là mình đã nắm được nội dung chính của “phép biện
chứng”. Nhưng người thầy lại nói:
— Cả hai đều không, vì tại sao họ phải làm thế? Người sạch đã sạch rồi, mà người bẩn đã
quen ở bẩn rồi.