CHỐNG LẠI “TRẬN ĐỒ SÁT” TRÊN CHIẾN
TRƯỜNG TRIỀU TIÊN
Đập Tan Sự Phong Tỏa Trên Không Của Quân
Mỹ
Tháng 8-1951, quân Mỹ tập trung gần 80% lực
lượng không quân với khoảng 1000 máy bay tổ
chức “chiến dịch phong tỏa trên không” tại
Triều Tiên.
Sau khi quân tình nguyện Trung Quốc sang Triều Tiên tham gia chiến
đấu, tất cả vấn đề về cung ứng hậu cần đều phải dựa vào nguồn trong nước.
Quân Mỹ lợi dụng ưu thế về không quân, tổ chức “chiến dịch phong tỏa
trên không”, cắt đứt tuyến vận chuyển, buộc quân tình nguyện rơi vào
khủng hoảng thiếu hụt lương thực, từ đó chẳng cần đánh cũng bại.
Tháng 8-1951, quân Mỹ tập trung 1.000 máy bay, oanh tạc vào tuyến
giao thông vận tải ở miền Bắc Triều Tiên, trong nửa tháng đầu đã phá hủy
165 cầu, hơn 450 tuyến đường bị oanh tạc phá hỏng. Sau tháng 9, quân Mỹ
đổi chiến lược từ oanh tạc phổ biến đến oanh tạc trọng điểm, mục tiêu là
vành đai trục đường sắt phía Nam và cầu Chingchon. Trong 4 tháng đã thả
hơn 38.000 quả bom. Tuyến vận chuyển bằng đường sắt của miền Bắc
Triều Tiên dường như bị phá hủy hoàn toàn, tuyến đường bộ cũng bị hư
hỏng nặng. Để đảm bảo cung cấp hậu cần ra tiền tuyến, Trung Quốc và
Triều Tiên đã quyết tử, gian khổ sửa chữa đường và phòng ngự trên không.
Khi chiến đấu với quân Quốc dân đảng, quân giải phóng chưa có lực
lượng không quân. Do vậy, lực lượng không quân Trung Quốc vừa mới
hình thành đã phải chiến đấu và luyện tập ngay chính trong cuộc chiến
tranh Triều Tiên. Quy mô lực lượng không quân từ 2 sư đoàn tăng dần đến
7 sư đoàn, phi công đều tuyển chọn trong lực lượng lục quân. Nhờ rèn
luyện gian khổ và tinh thần anh dũng chiến đấu, họ đã giảm bớt khoảng