cách với không quân Mỹ về mặt kinh nghiệm. Thực tế đã chứng minh, lực
lượng không quân của quân tình nguyện từ khi mới ra đời đã không hề yếu
ớt. Trong trận trên không tại cầu Chingchon, 6 máy bay của quân tình
nguyện đã tấn công vào 60 máy bay oanh tạc của Mỹ. Đại đội trưởng
Vương Hải đã phát huy ưu điểm cơ động của loại máy bay MIG- 15 so vói
F-84 của Mỹ, chỉ huy dứt khoát cho các đồng đội của mình điều khiển máy
bay bốc thẳng lên cao, rồi đâm thẳng vào máy bay của Mỹ, nã pháo ở cự ly
gần. Họ đã làm thử nhiều lần như vậy, máy bay Mỹ buộc phải chuyển
hướng, bị rơi 5 chiếc. Những chiếc còn lại cũng hoảng hốt tháo chạy. Trận
này cán cân quân số là 1:10, nhưng quân tình nguyện lại giành thắng lợi
tuyệt đối 5:0. Trước sức mạnh của không quân quân tình nguyện, Tham
mưu trưởng không quân Mỹ Vandenburg kinh ngạc thốt lên: “Chỉ sau một
đêm, Trung Quốc dường như đã trở thành cường quốc về không quân thế
giới!”.
Đồng thời, 4 sư đoàn đường sắt và 7 binh đoàn công binh của quân tình
nguyện ngày đêm sửa chữa cầu đường, mở ra những tuyến đường mới
nhằm đảm bảo giao thông thông suốt, lực lượng hậu cần tập trung mấy ngàn
chiếc xe và nhân lực đông đảo, bất chấp lửa đạn của kẻ thù, chớp lấy từng
giây từng phút để vận chuyển quân nhu. Sau 4 tháng cố gắng, đến cuối năm
1951, tình hình giao thông vận chuyển đã có cải thiện lớn. Nửa năm đầu
1952, cùng với sự phát triển về lực lượng không quân quân tình nguyện
cũng như lực lượng sửa chữa, các chuyến vận chuyển đường sắt đạt 70%,
khả năng vận chuyển đường bộ cũng phát triển mạnh. Đến cuối năm, máy
bay của quân Mỹ suy giảm, “trận đồ sát” kéo dài hơn 10 tháng đã kết thúc
trong thất bại. Với sự chi viện của nhân dân Triều Tiên, quân tình nguyện
đã xây dựng nên tuyến vận chuyển đường sắt phá không gãy, ném bom
không hỏng.