CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ
Trận Quan Trọng Trong Cuộc Chiến Tranh
Chống Pháp
Của Nhân Dân Các Nước Đông Dương
Từ tháng 9-1945 đến tháng 7-1954, nhân dân 3
nước Việt Nam - Lào - Campuchia đã tiến hành
cuộc kháng chiến 9 năm, chống lại quân xâm
lược Pháp, Chiến dịch Điện Biên Phủ là trận
then chốt mà nhân dân Việt Nam đã giành
thắng lợi trước quân Pháp.
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, phát xít Nhật rút khỏi Đông Dương, 3
nước Việt Nam - Lào - Campuchia tuyên bố độc lập. Lúc này, để phục hồi
chế độ thống trị thực dân tại Đông Dương, Pháp lại đổ bộ quân vào xâm
lược, do đó nổ ra cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân 3 nước Đông
Dương. Thời kỳ cuối của cuộc chiến, bắt đầu từ cuối năm 1950, quân đội
Việt Nam tổ chức phản công toàn diện đối với Pháp và liên tiếp giành thắng
lợi. Mùa thu năm 1953, Pháp quyết tâm thực hiện "Kế hoạch Navar”, mục
đích trong vòng 18 tháng giành lại quyền chủ động trên chiến trường; do đó
mở ra trận đánh lớn tại Điên Biên Phủ thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam,
Điện Biên Phủ giáp biên giới Lào - Việt Nam, vị trí chiến lược rất quan
trọng. Ngày 20-11, Pháp cho 5.000 lính nhảy dù chiếm Điện Biên Phủ, tiếp
đó liên tục tăng cường viện binh hòng biến nơi này thành căn cứ, tấn công
vào khu giải phóng ở Miền Trung và miền Bắc Việt Nam, cắt liên lạc giữa
lực lượng vũ trang kháng Pháp của Lào và Việt Nam, đồng thời yểm hộ cho
quân Pháp đóng tại Lào. Để đập tan âm mưu của Pháp, quân đội nhân dân
Việt Nam và đoàn cố vấn Trung Quốc quyết định chiến dịch tấn công vào
Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp giữ chức Tổng chỉ huy ngoài
tiền tuyến, tập trung 70.000 quân, tạo vòng vây đối với Điện Biên Phủ.