CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC PANAMA CỦA
MỸ
Cuộc Chiến Tranh
Kẻ Mạnh Uy Hiếp Kẻ Yếu
Từ tháng 12-1989 đến tháng 2-1990, để bảo vệ
quyền lợi của mình tại kênh đào Panama, Mỹ
đã tổ chức chiến tranh xâm lược Panama.
Năm 1903, Chính phủ Mỹ và Panama ký điều ước bất bình đẳng cho
nước Mỹ thuê vĩnh viễn kênh đào Panama. Để thu hồi lại kênh đào, nhân
dân Panama đã tiến hành chiến đấu trường kỳ. Năm 1977, Mỹ và Panama
ký một điều ước về kênh đào mới, quy định đến ngày 31-12-1999, kênh đào
Panama bị Mỹ thống trị suốt 96 năm sẽ trao trả lại cho Panama quản lý.
Để gìn giữ lợi ích tại khu vực kênh đào Panama, Mỹ áp dụng các thủ
đoạn như cấm vận kinh tế, o ép ngoại giao và uy hiếp quân sự đối với chính
quyền Panama, do phía Panama dám có chủ trương thu hồi lại kênh đào,
đồng thời bí mật đưa quân, vũ khí vào Panama để chuẩn bị xâm lược, sau
đó vực dậy một chính phủ biết vâng lời Mỹ.
Ngày 20-12-1989, Mỹ lấy cớ dẹp nạn buôn lậu ma túy ở Panama đã phát
động cuộc chiến tranh vào nước này. 1h sáng, máy bay oanh tạc F-1X7 của
Mỹ cất cánh từ căn cứ không quân, xâm nhập vào vùng trời Panama, oanh
tạc các mục tiêu quân sự quan trọng của quân đội Panama. Đồng thời, Mỹ
tổ chức 27.000 hải lục không quân thành 5 đội đặc khiển, chia làm 5 ngả tấn
công vào các căn cứ quân sự của Panama.
Ngả thứ nhất là đội đặc nhiệm “Red” gồm 1 tiểu đoàn đột kích và quân
đội đặc chủng Mỹ, chiếm sân bay quốc tế Torihes gần thành phố Panama,
không chế chiếc cầu bắc qua sông Pockera.
Ngả thứ hai là đội đặc nhiệm “Lưỡi lê” gồm phân đội đặc chủng hải quân
“Dolphin” và 2 tiểu đoàn lục quân, dưới sự yểm hộ của máy bay trực thăng,