100 CUỘC CHIẾN LẪY LỪNG TRONG LỊCH SỬ THẾ GIỚI - Trang 197

CUỘC CHIẾN TRANH VÙNG VỊNH

Điền Hình Về Cuộc Chiến Tranh

Khoa Học Kỹ Thuật Cao Hiện Đại

Từ ngày 17-1 đến 28-2-1991, quân của các
nước do Mỹ đứng đầu đã có cuộc chiến tranh
quân sự hiện đại và
khoa học kỹ thuật cao với
quân đội Iraq tại vùng Vịnh
.

Tháng 8-1990, quân đội Iraq xâm chiếm nước Kuweit láng giềng, tạo

nguy cơ mang tính quốc tế. Nước Mỹ nhanh chóng có phản ứng. Tổng
thống Bush ký kế hoạch hành động “Lá chắn sa mạc” đối với Iraq, ra lệnh
cho quân Mỹ tiến vào đóng quân tại Arabia Saudi. Tiếp đó, mười mấy quốc
gia liên tục gia nhập vào quân đội đa quốc gia do Mỹ đứng đầu. Để tránh
chiến tranh xảy ra, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua quyết nghị
số 678, quyết định trước ngày 15-1-1991 Iraq phải rút quân khỏi Kuweit.
Thế nhưng, tất cả những nỗ lực này đều không thể thay đổi được lập trường
của Iraq. Ngày 1-9, Mỹ và Iraq đã có đàm phán cuối cùng tại Thụy Sĩ, Iraq
vẫn không chịu nhượng bộ. Sự thất bại của vòng đàm phán cũng có nghĩa là
chiến tranh sẽ bùng nổ.

Dướỉ sự ủng hộ của Liên Hợp Quốc, Bush đã liên hợp 34 quốc gia, tổ

chức thành đội quân Liên Hợp Quốc, quyết tâm đuổi quân Iraq ra khỏi
Kuweit bằng vũ lực. Thế là cuộc chiến tranh vùng Vịnh chính thức bắt đầu
vào ngày 17-1-1991. Cuộc chiến tranh này chỉ kéo dài vẻn vẹn 42 ngày,
nhưng nó được xem là cuộc chiến lớn và là cuộc chiến tranh điển hình về sử
dụng khoa học kỹ thuật hiện đại cao, so với bất cứ cuộc chiến tranh nào
trong lịch sử chiến tranh thế giới.

Trong cuộc chiến tranh vùng vịnh này, tổng cộng có gần 2 triệu quân của

34 quốc gia tham chiến, bao gồm hơn 300 tàu chiến, 4.000 máy bay, 12.000
xe tăng và 12.000 xe bọc thép của 6 tập đoàn mẫu hạm. Ngoài ra, cuộc
chiến tranh này còn tập trung sử dụng khá nhiều vũ khí khoa học kỹ thuật

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.