bộ binh thành 17 phương trận, mỗi phương trận có gần 2000 người, ông đích thân
chỉ huy. Hai cánh bên là kỵ binh, do phó tướng Barponhan chỉ huy.
Gustavus cho rằng hình thức chiến đấu phương trận của Tây Ban Nha
này đã lỗi thời, nên đã áp dụng lối chiến đấu tuần tự với quân địch, chia đội
quân hùng mạnh của mình thành những nhóm nhỏ chiến đấu cơ động, để
tăng cường độ linh hoạt trong chiến đấu. Cuộc chiến bắt đầu, Tilly tấn công
trước, quân Thụy Điển đánh trả; bên bắn qua bên bắn lại liên tiếp hơn 2
tiếng đồng hồ. Số lượng đại bác của quân Thụy Điển khá nhiều, khiến bên
kia không ngóc đầu lên được. Barponhan rất bực bội, đích thân dẫn 5000 kỵ
binh bên cánh trái xông vào quân Thụy Điển. Những tay súng của Thụy
Điển lập tức di chuyển về phía những tay giáo dài, ngắm thẳng vào đội kỵ
binh mà bắn, kỵ binh trúng đạn ngã như rạ. Barponhan liên tiếp tấn công 6
lần, nhưng đều bị đánh bật lui. Lúc này, kỵ binh cánh phải của liên minh bắt
đầu tấn công vào cánh trái của quân Thụy Điển. Cánh trái của quân Thụy
Điển chủ yếu là đội quân tín đồ Tân giáo địa phương, thấy đối phương tấn
công mạnh, liền hoảng hốt tháo chạy. Tình thế chiến trường phút chốc đảo
ngược, vô cùng bất lợi cho quân Thụy Điển. Trong thời khắc nguy cấp này,
Gustavus thể hiện rõ tài trí hơn người. Ông lập tức điều chỉnh thế trận, điều
một nhóm quân từ cánh trung tâm sang chi viện cho cánh trái, sau đó ra
lệnh tăng cường tấn công bằng đại bác, các tay giáo dài xông lên phía trước
dưới sự yểm hộ của đại bác, ông còn đích thân chỉ huy một nhóm kỵ binh
tấn công vào lực lượng chủ lực của Tilly. Quân Đức rối loạn đội hình, vội
vàng tháo chạy. Gustavus đưa quân tấn công chiếm được căn cứ tại Naseby,
quân Thụy Điển thắng lợi hoàn toàn,
Sau chiến dịch này, pháo binh dần trở thành một binh chủng độc lập,
ngày càng phát huy tác dụng trong các cuộc chiến tranh phối hợp với kỵ
binh.