CUỘC CHIẾN TRANH PHƯƠNG BẮC
Cuộc Chiến Giữa Nga Và Thụy Điển
Từ năm 1700 đến 1721, hai cường quốc tại
miền Bắc châu Âu là Nga và Thụy Điển đã tổ
chức một cuộc chiến tranh quy mô lớn nhằm
tranh giành cửa ra của biển Baltic.
Tháng 2-1700, cuộc chiến tranh phương Bắc bùng nổ, chiến trường chủ
yếu diễn ra tại khu vực giữa Nga và bờ biển Baltic. Tháng 8, nước Nga
chính thức tuyên chiến với Thụy Điển, bao vây căn cứ quân sự quan trọng
của Thụy Điển là Narva. Vua Thụy Điển Charles XII dựa vào ưu thế quân sự,
áp dụng phương châm đột phá từng phần, trước tiên đẩy lui quân đồng minh của
Nga là Đan Mạch, tiếp đó đẩy đội quân Saxon trở về Ba Lan, sau đó giành chiến
thắng trước quân Nga.
Năm 1708, vua Charles quyết định mở rộng cuộc chiến, chinh phạt nước
Nga, hàng phục Sa hoàng Nga Peter. Tuy nhiên, sau khi quân Nga bị bại
trận tại Narva, họ đã tăng cường cải cách quân sự, thực lực cũng khác trước
rất nhiều. Khi quân Thụy Điển kéo đến tấn công, quân Nga liền áp dụng lối
đánh phòng ngự chiến lược, để dụ địch tiến sâu vào trong, sau đó làm tiêu hao
dần quân Thụy Điển. Quân Thụy Điển đi chinh chiến xa quê, mặc dù đánh thắng
được vài trận, nhưng việc cung cấp hậu cần ngày càng trở nên khó khăn, những
cánh quân đi tìm kiếm lương thực và những đội quân chi viện từ xa kéo đến đều bị
quận Nga chặn đường bao vây tiêu diệt. Các tướng sĩ bụng đói cồn cào, vua
Charles cũng bị thương ở chân.
Tháng 6-1809, Sa hoàng Nga Peter đích thân đưa quân đến Poltava, quyết
chiến với quân Thụy Điển của Charles. Sáng sớm ngày 27, cuộc chiến đấu bắt
đầu. Lúc này, Peter đang đưa quân phản công ở tuyến thứ 2. Ông dẫn kỵ binh anh
dũng tấn công, một viên đạn xuyên qua mũ ông, một viên đạn bắn trúng cây
Thánh giá ông đeo trước ngực, nhưng ông chẳng hề run sợ. Kỵ binh Nga đã áp
đảo ưu thế trước kỵ binh Thụy Điển. Đại bác của Nga cũng bắt đầu nổ ran, buộc