Trong xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhiều người tiêu
dùng đã được lợi từ cách làm ăn này của công ty. Ví dụ, một lưu học
sinh Trung Quốc tại Nhật Bản kể rằng, khi mới tới Nhật, anh ta đã
mua một tivi màu giá 2 vạn Yên, sau khi mang về nhà thấy chất
lượng máy có vấn đề liền gọi điện báo cho cửa hàng, ít phút sau,
người của cửa hàng tới và xác nhận là đúng liền tỏ ý xin lỗi, hứa sẽ
đổi ngay cái mới và đề nghị anh có thể chọn tùy ý bất kỳ cái nào
trong cửa hàng mà không phải trả thêm tiền. Đương nhiên, anh
chàng đã chọn một chiếc giá cao tới 6,3 vạn Yên. Chủ cửa hàng chỉ
mất 4,3 vạn Yên nhưng đã giữ được danh dự của cửa hàng.
TIÊU THỤ THEO CÁ TÍNH, THỎA
MÃN NHU CẦU CỦA KHÁCH
Đây là cách tiêu thụ nhằm thỏa mãn cá tính của khách hàng,
tránh kiểu tiêu thụ ai cũng như ai.
Nhịp sống của con người ngày nay rất căng thẳng, sự giao lưu
cũng ngày càng tăng lên, có rất nhiều dịp để người ta gặp gỡ và trao
cho nhau những món quà: Một bó hoa tươi hay một chút tặng phẩm,
một lời chúc mừng chẳng hạn.
Bởi vậy, ở Nhật Bản đã xuất hiện một loại dịch vụ mới: Người
tặng hoa (bó hay lẵng) chỉ cần đến bưu điện trả một số tiền tương
ứ
ng với mặt hàng mình thích và một khoảng cước phí, ghi rõ tên, địa
chỉ của người nhận và thời gian đưa là xong. Đây là hình thức điện
hoa được mọi người hoan nghênh, kể từ đó đã phát triển mạnh mẽ và
bưu điện cũng thu lợi không nhỏ.
Trước đêm Noel năm 1984, mặc dù ở nhiều thành phố Mỹ có
tuyết rơi rất lạnh nhưng cửa hàng đồ chơi vẫn mở cửa suốt đêm