khách vừa lợi cho cửa hàng, thúc đẩy tiêu thụ và cải tiến chế độ
phục vụ cho tốt hơn, thật là “nhất cử đa tiện”. Đây là một diệu kế
để cửa hàng giành được uy tín với khách hàng.
Tháng 4 năm 1971, bang Nêvađa của Mỹ tổ chức một cuộc bình
chọn “Người kinh doanh giỏi trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ năm
1970”. Kết quả là một phụ nữ siêu nặng (150kg) đã đoạt cả ba giải
thưởng lớn. Bà này đã đứng ra mở một cửa hàng thời trang nữ dành
cho người béo với số vốn ban đầu là 5000 USD. Một năm sau,
kim ngạch buôn bán đã lên tới hơn 10 vạn USD. Nguyên nhân thành
công của bà là:
Thiết kế của bà khác hẳn các cửa hàng bình thường khác, bà đã
dành nhiều thời gian và công sức cho lòng tự tôn của những người
béo và viết một bài quảng cáo rất hấp dẫn như sau:
“Số quần áo thường chia làm bốn loại: To (L), trung bình (M),
nhỏ (S), và đặc biệt to (XL). Nhưng bà chủ lại không cho là vậy, vì
chẳng có người phụ nữ béo nào vào của hàng lại nói “Tôi cần số to”,
“Tôi cần số đặc biệt to” cả. Vì vậy, trong cửa hàng của mình, bà
dùng tên các cô gái thay thế cho các số đo đó, ví dụ như: Mali (từ
16 - 20 tấc Anh); Machi (20 - 26,5 tấc Anh), Elisabeth (từ 26,5 -
32,5 tấc Anh), Galisi (32,5 tấc Anh trở lên)… Khi khách vào, nhân
viên chỉ cần nói rằng “Bà (chị) mặc bộ đồ của cô Galisi là vừa
đẹp”. Tất cả nhân viên trong cửa hàng đều phải học thuộc và biết
lựa chọn quần áo theo khổ người của khách bằng cách trên, vô hình
trung cách làm này đã tạo cho khách một cảm giác an toàn dễ chịu.
PHẢI CHÚ Ý TỚI TỪNG CHI TIẾT
KHI QUẢNG CÁO, KHÔNG QUẢNG
Ể