minh của Nhật Bản đã áp dụng phương thức kinh doanh sản xuất
tốn ít thời gian.
Có một vị hội trưởng của ngành thương mại lớn của Nhật Bản đã
kết bạn với một số nhân vật ở các thành phố lớn ở Mỹ. Hàng năm
ông dành 1 - 2 tuần để đi thăm những người bạn đó. Mỗi lần đến
thăm nhà ai đó, ông đều quan sát rất kỹ mỗi góc nhà của gia chủ.
Tính cách của người Mỹ rất phóng khoáng, thích mời khách đến
nhà chơi và cho rằng được giới thiệu với khách cách trang trí bày
biện trong nhà là một sự hậu đãi cao nhất với bạn bè, nên lần nào
họ cũng để khách quan sát thoải mái. Người Nhật nọ không bỏ qua
bất cứ nơi nào từ phòng khách, phòng ngủ đến nhà ăn, nhà tắm...
Ông này nhớ lại hình ảnh mà mình đã quan sát được trong năm trước
để phát hiện xem năm nay gia đình đã sắm thêm được những gì
mới. Bất cứ thứ gì dù nhỏ, ông đều hỏi chủ nhà: “Tại sao ông lại
mua cái này? Ông thấy nó thế nào?”. Qua nhiều lần làm khách
từ bờ biển phía tây đến bờ biển phía đông, ông được khách hàng cho
biết động cơ bỏ tiền ra mua hàng, cảm tưởng sau khi đã mua và sử
dụng. Dựa vào phương pháp điều tra này, vị hội trưởng đã nắm
vững tin tức tình báo về sản phẩm mới với độ tin cậy rất cao và kết
hợp với tình hình thực tế ở Nhật Bản, ông ta đã phán đoán được
hướng đi của thị trường trong nước sau này. Dựa vào cách này, ngành
của ông đã giành được thành công rất lớn.
III. Tình báo đơn giản có nội hàm phong phú
Những thành công trong kinh doanh cho thấy, tình báo thương
mại giản đơn thường chứa nội hàm phong phú, nếu khai thác được
nội hàm này có thể nâng cao năng lực sản xuất của xí nghiệp. Chiến
thuật tình báo thương mại cần phải có khả năng quan sát và quyết
đoán nhạy bén. Một phụ nữ Nhật Bản đã lấy một thông tin tình báo