2. Phải xác định mục tiêu thông tin thông suốt.
3. Phải nghiên cứu tình hình và nhân cách con người.
4. Lắng nghe ý kiến người khác, kế hoạch phải đi liền với nội
dung.
5. Kịp thời thu thập các loại thông tin hiệu ứng ngược của đối
tượng.
6. Bảo đảm sự chính xác về việc đưa các thông tin.
7. Vừa phải chú ý nhu cầu trước mắt, vừa phải chú ý phối hợp với
mục tiêu lâu dài.
8. Lời nói phải đi đôi với việc làm, nói và làm phải thống nhất với
nhau.
9. Phải lắng nghe ý kiến của người khác, chỉ có như vậy mới hiểu
rõ ý nguyện của đối phương.
II. Tình báo thương mại cần phải có tâm có ý
Những người thành công trong kinh doanh cho thấy, kịp thời thu
thập tình báo thương mại là một cách dẫn tới chiến thắng trong
cuộc cạnh tranh của các xí nghiệp.
Chiến lược tình báo thương mại không chỉ biểu hiện ở mặt phân
tích các đối thủ cạnh tranh mà còn được biểu hiện ở mặt quan sát
thời cuộc. Các thương nhân Nhật Bản rất giỏi trong việc lợi dụng
những thông tin tình báo có được để nắm bắt cơ hội, đi đến thành
công.
Ngay từ những năm 70 của thế kỷ XX, người Nhật đã có tâm lý
theo đuổi Âu Mỹ. Dựa vào tình hình này, một số thương nhân thông