trung đặc sắc hoặc ưu thế cục bộ về mặt diện tích mặt bằng để
đối chọi lại với các công ty lớn.
3. Buôn bán nhỏ phần lớn tập trung ở vùng dân cư đông đúc, mọi
người dễ tiếp cận, có lượng khách ổn định, về mặt này các xí
nghiệp lớn không có được.
4. Cửa hàng nhỏ có thể thu hẹp phạm vi thị trường của mình, giới
hạn số lượng khách của mình, các hạng mục hàng hóa tạo thành
thị trường khác hẳn với xí nghiệp lớn.
Thí dụ, có thể bán những mặt hàng nhỏ như cái kim sợi chỉ mà
những xí nghiệp lớn không thể làm được, về mặt giá cả, dùng sách
lược giá cả linh hoạt (thấp hoặc cao) đối với những mặt hàng cùng
chất lượng và chủng loại ở trong cửa hàng lớn.
VI. Chọn địa điểm thích hợp, phát triển nguồn khách
hàng
Sau khi lựa chọn được ngành nghề mà mình đã xác định, phải
suy nghĩ và lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp. Khi lựa chọn địa
điểm kinh doanh, nên chú ý các điểm sau:
1. Phải chọn nơi đông người qua lại, giao thông thuận tiện, vừa có
tác dụng đẩy mạnh buôn bán, vừa tiện cho khách hàng.
2. Tránh chọn địa điểm không phù hợp, ít người qua lại, nơi hẻo
lánh thưa thớt dân cư hoặc nơi tuy dân cư đông đúc nhưng không
phù hợp cho kinh doanh.
3. Tránh chọn địa điểm nhìn bề ngoài có vẻ tấp nập nhưng không
phải là nơi khách dừng chân mua hàng.