Lớp bồi dưỡng cần có đề cương dạy học.
Nội dung của lớp bồi dưỡng có thể là: Bồi dưỡng cách giao tiếp,
diễn thuyết, tâm lý học, kỹ năng xã hội, kỹ năng nghề nghiệp, các
kiến thức về cổ phiếu, kinh doanh, quản lý, cách cắm hoa, khiêu
vũ.
Những bài giảng ngoại khóa ở những viện nghiên cứu và những
lớp bồi dưỡng nhân tài đều nằm trong phạm vi của lớp bồi dưỡng
này. Để nâng cao sức cạnh tranh, phải có những chương trình riêng
biệt.
Để mở rộng nguồn học viên, có thể chủ động đưa ra các chương
trình học đa dạng.
Một số lớp kỹ năng có quan hệ mật thiết với cuộc sống mưu
sinh của mọi người là con đường sống còn của lớp bồi dưỡng huấn
luyện kiểu này. Thí dụ, lớp học thẩm mỹ, lớp cắt may, lớp nấu ăn,
lớp dạy đánh máy chữ, lớp trang trí, lớp sửa chữa điện... có thể mở lớp
căn cứ vào tình hình cụ thể của dân cư xung quanh.
Trước khi bắt tay mở lớp bồi dưỡng, nên thông qua các phiếu
thăm dò và các hình thức tuyên truyền khác để xác định nguồn
động viên và quy mô lớp học.
Có thể định kỳ đăng quảng cáo chiêu sinh trên các báo hoặc để
nhân viên đứng phát tờ rơi ở các bến tàu, bến xe.
Phải cấp giấy chứng chỉ khi kết thúc lớp học. Tốt nhất là
quan hệ với các cơ quan pháp luật để cấp chứng chỉ học, căn cứ vào
pháp quy nhà nước để cấp chứng chỉ công nhận thống nhất.