cùng một thứ hàng ta có thể mua được hàng rẻ hơn, làm sao để
ông chủ chịu bán rẻ hơn cho mình.
2. Chúng ta không thể cùng một lúc mua được tất cả những thứ ta
muốn, do vậy phải suy tính xem nên và không nên mua cái gì,
mua cái gì trước, mua cái gì sau. Đó là điều hoàn toàn cần
thiết.
3. Ngoài việc tìm cách để mua được hàng rẻ lại đẹp còn phải chú ý
tới vấn đề chất lượng sản phẩm. Điều này có liên quan chặt
chẽ tới sở thích và trí tuệ của người mua. Loại hàng phổ thông có
thể chỉ dùng một thời gian là thấy chán, nhưng không có nghĩa là
cái gì cũng phải mua hàng cao cấp. Ví dụ, rèm cửa là thứ thường
xuyên phải thay đổi thì hoàn toàn có thể mua loại rẻ tiền nhưng
màu sắc đẹp, sẽ vừa thẩm mỹ lại vừa kinh tế.
ĐỪNG BAO GIỜ ĐỂ ĐỐI PHƯƠNG
BIẾT CON BÀI CHỦ CỦA MÌNH
Buôn bán là quá trình trao đổi của tiền bạc, đồng thời cũng là
quá trình đấu tranh tâm lý. Giống như khi chơi bài không bao giờ
để đối phương biết con bài chủ của mình, bạn đừng bao giờ dốc
hết hầu bao cho người khác thấy. Thương nhân phải biết “khi có
tiền thì phải giả như không có tiền” và ngược lại. Điều này chẳng
những có lợi cho kinh doanh mà còn có lợi cho việc rèn luyện con
người, làm cho họ hiểu rằng, có nhiều thứ còn quý hơn tiền bạc.
CÓ QUAN NIỆM KINH DOANH
ĐÚNG ĐẮN LÀ MỘT NỬA CỦA