100 ĐIỀU NÊN LÀM NÊN TRÁNH TRONG KINH DOANH - Trang 92

1. Trong lần tiếp xúc đầu tiên, nên xin thêm vài tấm danh

thiếp của họ, làm như vậy khiến đối tác cảm thấy được tôn trọng
và có ấn tượng tốt đối với bạn. Họ sẽ hỏi bạn sao lại như vậy, bạn
chỉ trả lời đơn giản rằng: “Tôi chỉ giữ một tấm, nhưng bạn bè quen
biết của tôi cũng có thể muốn quan hệ với ngài. Nhưng do họ chưa
biết ngài nên tôi muốn đưa danh thiếp của ngài cho họ”.

2. Cố gắng làm cho danh thiếp của bạn được “sống lâu”.

Trước khi đưa danh thiếp cho họ, bạn có thể ghi vài lời vào sau danh
thiếp, đại thể nội dung là: Ngày tháng gặp mặt; nội dung thảo luận;
một vài thông tin về bạn. Chú ý dùng từ ngữ biểu thị rằng bạn sẵn
sàng giúp họ chứ không phải đề nghị họ giúp mình.

Đa số các danh thiếp sau đó đều bị bỏ đi, chỉ những chiếc nào

có thể mang lại “thông tin” mới được giữ lại, nếu danh thiếp của
bạn được giữ lại, nó sẽ là “hạt giống” cho thành công sau này của
bạn.

3. Khi tiếp xúc phải hết sức tập trung chú ý vào đối tác. Ghi

nhớ những lời họ nói, những điều mình hỏi để tìm hiểu họ. Điều
này mách bảo cho họ biết bạn rất coi trọng họ.

4. Trong giao tiếp phải có đi có lại, nghĩa là khi nhận được thư từ,

điện thoại, điện tín, thông tin... của đối tác thì trong vòng 24 giờ,
bạn nên trả lời họ.

5. Giao tiếp với người khác phải thật tình cảm. Ông Hariyto, một

nhà doanh nghiệp Nhật Bản là người rất biết lợi dụng tâm lý của
người xa quê hương, xa người thân. Năm 1959, khi đi du lịch ở Âu
Mỹ, ông đã tình cờ gặp lại một người bạn cũ tại New York. Hai người
trò chuyện về tình hình gần đây và trước khi chia tay đã ghi cho
nhau số điện thoại và địa chỉ ở trong nước. Tối hôm đó khi trở về
khách sạn, việc đầu tiên ông Hariyto làm là gọi điện cho vợ ông bạn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.