thắng, giải phóng toàn bộ bán đảo Crimean. Lênin từng đánh giá rất cao
chiến dịch này và gọi đó là một trong những thắng lợi huy hoàng nhất trong
lịch sử Hồng quân.
Frounze đã có đóng góp rất lớn về mặt lý luận đối với việc xây dựng
quân đội Liên Xô và sự phát triển của khoa học quân sự.
Năm 1925, ông biên soạn cuốn "Học thuyết quân sự thống nhất và Hồng
quân". Ông cho rằng học thuyết quân sự là sự thể hiện ý chí của giai cấp
cầm quyền, vì vậy trong một đất nước, nó phải được thống nhất. Hồng quân
phải thống nhất quan điểm đối với các vấn đề về tính chất và phương pháp
giải quyết nhiệm vụ quân sự, đồng thời tiến hành giáo dục huấn luyện trên
cơ sở này. Cuốn sách có tác dụng to lớn đối với việc xác lập học thuyết
quân sự Liên Xô. Trong thời gian này ông còn viết nhiều tác phẩm khác,
trong đó tiêu biểu là "Cải biên Hồng quân công nông", "Quân chính quy và
dân binh", "Tiền tuyến và hậu phương của chiến tranh trong tương lai",
"Kiến thiết quân sự và nhiệm vụ của hiệp hội khoa học quân sự nước Nga".
Trong tác phẩm của mình, ông không những đưa ra nguyên tắc thông
thường của việc xây dựng Hồng quân mà còn đưa ra rất nhiều sáng kiến đối
với vấn đề lý luận quân sự. Trước tiên, ông chia học thuyết quân sự Liên Xô
ra thành hai phương diện là chính trị và quân sự, trong đó chính trị đóng vai
trò chủ đạo. Khi nói về tính chất của chiến tranh trong tương lai, ông cho
rằng chiến tranh bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa là chiến tranh cách mạng
và chiến tranh giai cấp, nó gắn với lợi ích của toàn bộ quốc gia và lợi ích xã
hội.
Vì vậy, tham gia chiến tranh không chỉ có quân đội mà là cả đất nước.
Ông nhấn mạnh tiến công là loại hình chủ yếu của tác chiến. "Tiến công sẽ
mãi mãi làm dao động tâm lý kẻ địch", "Tiến công luôn có lợi hơn phòng
ngự", nhưng ông cũng nhấn mạnh không được sơ suất trong phòng ngự.
Phòng ngự phải theo hướng tích cực và còn có thể tạo điều kiện thuận lợi
cho tiến công. Ông vô cùng coi trọng tác dụng của chiến thuật trong chiến
tranh hiện đại. Ông cho rằng chiến tranh trong tương lai hầu như được tiến