Chương 33: Giulio Douhet
Douhet (1869 - 1930) nhà lý luận không quân Italia. Tác phẩm "Quyền
khống chế" được xếp ngang hàng với tác phẩm "Ảnh hưởng của quyền
khống chế biển đối với lịch sử, 1660 - 1783" của nhà lý luận hải quân Mỹ
Mahan, người đời sau tôn vinh ông là "Mahan của không quân". Vĩ nhân
thế giới cùng thời với ông có: Nhà bác học người Mỹ Edison, nhà sinh vật
học người Nga Pavlov và thiên hoàng Nhật Bản Musihito.
Douhet sinh năm 1869 tại tỉnh Caserta nước Italia, ông đã lần lượt tốt
nghiệp Trường Công trình quân sự Dolin và đại học Lục quân. Ngay sau
khi chiếc phi cơ đầu tiên ra đời, ông đã nhìn thấy trước được vai trò của phi
cơ trong quân sự sẽ lớn hơn khí cầu và phi thuyền.
Từ năm 1912 đến năm 1915, ông từng tham gia xây dựng tiểu đoàn
không quân đầu tiên thuộc lục quân Italia và giữ chức tiểu đoàn trưởng.
Ông là chủ biên cuốn giáo lệnh sử dụng tác chiến hàng không đầu tiên và
ủng hộ nhà thiết kế phi cơ Caproni nghiên cứu chế tạo phi cơ oanh kích
hạng nặng. Sau Đại chiến thế giới thứ nhất, ông lần lượt đảm nhận các chức
vụ như trưởng phòng hàng không, Bộ trưởng Bộ Hàng không, được tấn
phong quân hàm Thiếu tướng. Quan điểm của Douhet đã được công nhận
tại hội nghị quân sự tối cao năm 1920. Năm 1921, Bộ Lục quân đã cho xuất
bản tác phẩm "Quyền khống chế trên không" đầu tiên.
Năm 1922, sau khi Đảng phát xít lên nắm quyền, ông nhậm chức Bộ
trưởng Bộ hàng không. Năm 1925 ông từ chức, chuyên tâm vào công việc
biên soạn. Tác phẩm chủ yếu của ông gồm có: "Quyền khống chế trên
không" xuất bản năm 1921, hiệu đính năm 1927, tác phẩm này trình bày
toàn bộ quan điểm lý luận của ông; "Diện mạo có thể của chiến tranh tương
lai", tác phẩm này nhấn mạnh vai trò của vũ khí mới trong chiến tranh
tương lai, xuất bản năm 1928; "Tái thuật trọng yếu" xuất bản năm 1929 và