Sau 6 năm trên cương vị tổng tư lệnh quân quốc phòng, ông đã từng
tham gia một thời gian ngắn vào một số hoạt động chính trị và biên soạn
sách. Từ năm 1933 đến năm 1935, ông đã đến Trung Quốc làm trưởng đoàn
cố vấn quân sự nước Đức của Tưởng Giới Thạch. Trong thời gian ông làm
trưởng đoàn cố vấn, ảnh hưởng của cố vấn Đức đến Tưởng Giới Thạch là
vô cùng lớn. Hiket từng đảm nhận chức vụ người thay mặt ủy viên trưởng
đại diện cho Tưởng Giới Thạch xử lý các vụ việc quân chính. Ba tư tưởng
lớn về xây dựng quân đội mà Hiket đưa ra cho Tưởng Giới Thạch đã có ảnh
hưởng đến suốt cuộc đời Tưởng Giới Thạch. Ba tư tưởng đó là:
Hiket đã giúp Tưởng Giới Thạch đánh thắng trong "Chiến dịch phản
kích, kế hoạch tiêu diệt sào huyệt lần thứ năm".
Cùng với chiến tích trong thời chiến, địa vị là người sáng lập quân quốc
phòng nước Đức sau chiến tranh là nguyên nhân chính khiến cho ông có
được vinh dự cao quý cho đến tận ngày hôm nay.
Sau khi rời quân ngũ, ông đã viết một số tác phẩm, trong đó tác phẩm
tiêu biểu nhất là: "Suy ngẫm của binh sĩ", hiệu đính xuất bản năm 1935.
Ngày 27 tháng 12 năm 1936 ông qua đời tại Beclin. Ông là tấm gương
hoàn hảo về nguyên tắc "nói ít làm nhiều" của bộ tổng tham mưu quân Đức.
Bản tính điềm đạm ít nói và tính cách đối nhân xử thế khiêm tốn đã mang
lại cho ông biệt hiệu "tượng nhân sư" (mặt người hình sư tử). Đại sứ Anh
tại Đức từng đánh giá về Hiket: "Đầu óc của ông rộng lớn hơn dáng vẻ cẩn
thận, chặt chẽ của một người quân nhân của ông, kiến thức của ông sâu
rộng hơn diện mạo nghiêm nghị và chỉnh tề của ông".
Chương 36: Michill