diệt gần hết 2 lữ đoàn của Trần Cừ Trân thuộc quân phiệt Hồ Nam, rồi phối
hợp nhịp nhàng hành động với Hồng quân trung ương.
Đầu năm 1935, theo tinh thần chỉ thị của Trung ương Đảng sau hội nghị
Tuân Nghĩa, ông đã tập trung binh lực phía sau bên cánh của địch rồi dùng
kế dụ địch vào sâu, tiêu diệt gọn một cánh, từ đó đã tiêu diệt được lữ đoàn
172 thuộc sư đoàn 58 tại sông Trần Gia Tang Thực, sau đó lại tiêu diệt bộ
chỉ huy lữ đoàn 174 thuộc sư đoàn 58 tại Đào Tử Khê. Ngoài ra, ông còn
vận dụng nguyên tắc kết hợp thế công với thế thủ, dùng chủ lực Hồng quân
tiêu diệt bộ chỉ huy sư đoàn tiếp viện 41 của địch tại khu vực Trung Bảo,
rồi lại dùng kế mai phục tiêu diệt gọn bộ chỉ huy sư đoàn 85 tại Bản Lật
Viên, từ đó đập tan hành động "vây quét" của quân Quốc dân Đảng với binh
lực hơn 80 trung đoàn được chia làm 6 cánh.
Tháng 9 năm đó, Tưởng Giới Thạch lại tập trung binh lực hơn 130 trung
đoàn, tiến hành cuộc vây quét vào quân đoàn 2 và quân đoàn 6 của Hồng
quân. Hạ Long đã cùng với Nhậm Bật Thời quyết định dẫn quân vòng ra
tuyến ngoài để chờ đợi thời cơ. Tháng 11, ông xuất phát từ Lưu Gia Bình
Tang Thực bắt đầu tham gia vào cuộc trường chinh.
Trên đường đi, quân của ông đã rơi vào vòng vây của quân Quốc dân
Đảng, do quân địch chiếm ưu thế về binh lực nên Hạ Long đã áp dụng
chiến thuật di chuyển bất định, lúc Đông lúc Tây, khi Nam khi Bắc, liên tục
chuyển đổi chiến trường, khiến cho quân địch chóng mặt, không biết đâu
mà lần. Nhờ vậy, quân của ông đã thoát khỏi hiểm nguy tiến đến Cam Tư -
Tứ Xuyên hội hợp với quân đoàn đặc nhiệm số 4 của Hồng quân một cách
an toàn.
Sau khi cuộc kháng chiến chống Nhật bùng nổ, ông giữ chức sư đoàn
trưởng sư đoàn 120 cánh quân số 8. Ông đã cùng với chính trị viên Quan
Hướng Ứng dẫn quân đến tiền tuyến kháng Nhật Tây Bắc Sơn Tây.
Tháng 3 năm 1938, trong khi tiến hành tác chiến tấn công phản vây vào
quân Nhật, ông đã lựa chọn chiến thuật tập trung chủ lực tiêu diệt một cánh
quân địch, cắt đứt chi viện, buộc địch phải tháo chạy, tiêu diệt địch trong