chiến Tây Bắc do Bành Đức Hoài chỉ huy, đồng thời ông cũng phụ trách cả
công tác hậu phương và xây dựng căn cứ địa chiến trường Tây Bắc.
Ông tìm mọi cách để tiếp tế vật tư, đạn dược cho tiền tuyến, đồng thời
đẩy mạnh xây dựng binh đoàn mới để tăng viện cho tiền tuyến, từ đó góp
phần rất lớn vào việc giúp cho quân dã chiến Tây Bắc đánh bại cuộc tiến
công trọng điểm của quân Quốc dân Đảng và chuyển sang tác chiến tuyến
ngoài, thực thi chiến lược phản công.
Sau khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, ông dẫn quân đến
tham chiến tại Tứ Xuyên, hiệp đồng với quân đoàn dã chiến số 2 phát động
chiến dịch Thành Đô, giải phóng toàn bộ Tây Nam. Sau đó ông còn dẫn
quân vào Tây Tạng giải phóng Xương Đô, mở ra cánh cửa vào Tây Tạng, từ
đó đẩy nhanh tiến trình giải phóng Tây Tạng.
Khi chỉ huy quân chiến đấu, ông luôn vận dụng linh hoạt các chiến thuật
như: Nhử địch vào sâu rồi từ phía sau tập trung tiêu diệt một cánh của quân
địch; thực thi chuyển quân theo ma trận, lúc ẩn lúc hiện khiến cho kẻ địch
không biết đâu mà lần; cắt đứt tiếp viện khiến cho quân địch rơi vào thiếu
thốn phải rút lui; tiêu diệt địch ngay trong lúc di chuyển và "đánh bật địch
ra ngoài". Trong thời kì kháng chiến chống Nhật, ông đã từng có bài viết
trên "Giải phóng nhật báo" lấy một số chiến dịch điển hình để trình bày và
phân tích tính chính xác của phương hướng chiến lược chiến tranh du kích
kháng Nhật của Mao Trạch Đông.
Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, ông vô cùng coi
trọng công tác huấn luyện chuẩn bị cho chiến tranh và công tác dân binh.
Ông tích cực đề xướng và lãnh đạo công tác luyện binh mang tính quần
chúng, quan tâm và chỉ đạo hoạt động sản xuất của ngành công nghiệp quốc
phòng, bộ đội đóng quân khai hoang và công tác của các trường quân sự.
Ông đã có những đóng góp rất lớn vào sự nghiệp xây dựng quân giải phóng
nhân dân hiện đại hóa, chính quy hóa. Tác phẩm của ông chủ yếu được thu
thập trong "Hạ Long quân sự văn tuyển".