sử dụng quân thiết giáp thực hiện chiến thuật đột phá. Sau này, khi giảng
dạy tại Học viện Quân sự Ba Lan, ông đã trình bày và phát triển hơn nữa lý
luận chiến tranh thiết giáp. Ông cho rằng chỉ có tiến công và cơ động mới
bảo vệ được nước Pháp, mà khả năng tác chiến kiểu này thì chỉ dựa vào cơ
giới hóa mới có được.
Trước khi Đại chiến thế giới lần thứ hai nổ ra, nước Pháp chỉ bó hẹp với
kinh nghiệm của trận địa phòng ngự trong Đại chiến thế giới lần thứ nhất,
nên đã cho xây dựng phòng tuyến Maginot chạy dài dọc theo biên giới Pháp
- Đức và căn cứ vào điều này để xác định trang bị, biên chế và phương
châm huấn luyện quân đội, sau đó thì bố trí binh lực rải khắp biên giới. De
Gaulle cho rằng tư tưởng phòng ngự tiêu cực kiểu này đã xem thường và bỏ
qua cuộc cách mạng trên phương diện sức mạnh chiến đấu do trang bị cơ
giới hóa mang lại, và sẽ là một thảm họa đối với nước Pháp. Ông chủ
trương xây dựng lực lượng quân đội cơ giới hóa, có khả năng cơ động và
khả năng phòng hộ thiết giáp, lấy cơ động và hỏa lực để tăng cường khả
năng phòng ngự của nước Pháp, đồng thời tập trung binh lực, binh khí vào
thời điểm thích hợp tiến hành tấn công vào vị trí trọng yếu của kẻ địch. Tuy
nhiên, chủ trương của ông đã không được giới cầm quyền quân sự nước
Pháp coi trọng.
Trong khi đó thì tác chiến của quân thiết giáp Đức trong Đại chiến thế
giới lần thứ hai lại giống hệt với tư tưởng tác chiến thiết giáp do ông nghĩ
ra. Quân càng được trang bị gọn nhẹ thì khả năng cơ động càng tốt, ngoài
ra, lục quân cũng cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với không quân. Quân sĩ
cần phải có ít nhất 6 năm kinh nghiệm để nắm được kĩ năng chuyên môn,
hình thành tinh thần, ý chí tiến thủ và quan niệm tập thể để khi cần đến thì
có thể đảm nhiệm được vai trò lãnh đạo trong binh đoàn mới hoặc đơn vị
dự bị.
De Gaulle còn cho rằng việc thành lập binh đoàn đặc chủng như trên sẽ
dẫn đến sự thay đổi sâu sắc trong chính sách quốc phòng, mô hình tổ chức
quân đội và kĩ thuật quân sự, vì vậy, cần phải hoàn thành việc xây dựng
quân đội chuyên nghiệp.