ngoan cố của Quốc dân Đảng.
Sau biến cố Hoản Nam, ông nhậm chức sư trưởng kiêm chính ủy sư đoàn
1 quân đoàn 4 mới, tư lệnh kiêm chính ủy quân khu Tô Trung, bí thư ủy ban
khu Tô Trung trung ương. Ông lãnh đạo quân dân Tô Trung đánh bại nhiều
lần các cuộc "làm sạch nông thôn", "quét sạch" của quân Nhật, kiên trì củng
cố căn cứ địa kháng Nhật Tô Trung.
Tháng 3 năm 1944, ông chỉ huy chiến dịch Xa Kiều tiêu diệt gần 1 ngàn
quân Nhật. Cuối năm đó, ông dẫn chủ lực sư đoàn 1 tiến về phía Nam, vượt
qua sông Trường Giang. Sau đó, ông nhậm chức tư lệnh kiêm chính uỷ
quân khu Tô Chiết, bí thư uỷ ban khu Tô Chiết trung ương và đẩy mạnh
phát triển căn cứ địa kháng Nhật Tô - Chiết.
Sau kháng chiến thắng lợi, ông dẫn quân quay về Giang Bắc rồi nhậm
chức phó tư lệnh quân khu Hoa Trung, tư lệnh quân dã chiến Hoa Trung.
Tháng 6 năm 1946 sau khi Tưởng Giới Thạch phát động cuộc nội chiến
toàn diện, ông đưa ra kiến nghị tiêu diệt địch tại tuyến trong Tô Trung. Sau
khi được quân ủy trung ương phê chuẩn, ông đã cùng với Đàn Chấn Lâm
chỉ huy chiến dịch Tô Trung. Trong vòng một tháng rưỡi quân đội đã liên
tục đánh 7 trận, mỗi trận đều huy động binh lực mạnh nhất, lần lượt tiêu
diệt từng bộ phận địch. 7 lần đánh, 7 lần thắng đã làm nức lòng quân dân
khu giải phóng, qua đó tích luỹ thêm được rất nhiều kinh nghiệm trong tác
chiến với quân Quốc dân Đảng được trang bị vũ khí của Mỹ. Mao Trạch
Đông đã đích thân soạn bức điện thông báo về việc áp dụng kinh nghiệm
trong toàn quân.
Sau khi quân dã chiến Sơn Đông, Hoa Trung hội hợp, ông nhậm chức
phó tư lệnh quân dã chiến Hoa Đông. Mao Trạch Đông chỉ định ông phụ
trách chỉ huy chiến dịch dưới sự lãnh đạo của Trần Nghị.
Từ tháng 12 năm 1946 trở đi, ông tổ chức chỉ huy các chiến dịch Tú Bắc,
Lỗ Nam, Lai Vu và Mạnh Lương Cố, tiêu diệt một lượng lớn quân Quốc
dân Đảng, trong đó có sư đoàn “vua” số 74 của Tưởng Giới Thạch. Trong
tổ chức chỉ huy tác chiến binh đoàn lớn, ông dùng binh linh hoạt, không câu