nghĩa. Ông từng dẫn quân chiến đấu gian khổ suốt 3 ngày 3 đêm trong cuộc
khởi nghĩa Quảng Châu.
Năm 1929, ông được quân uỷ trung ương Đảng điều đến đông bắc Hồ
Bắc. Tại đây, ông từng chỉ huy lực lượng Hồng quân mỏng yếu, đánh bại 3
lần liên tiếp cuộc "vây quét sào huyệt" do quân Quốc dân Đảng phát động,
tiêu diệt phần lớn lực lượng vũ trang địa chủ, mở rộng khu vực vũ trang
chiếm đóng.
Năm 1930 nhân cơ hội xảy ra cuộc hỗn chiến của quân phiệt ở khu vực
Trung Nguyên, ông dẫn quân chuyển chiến trường đến đoạn nam đường sắt
Bình Hán, liên tiếp công hạ các huyện thành như Vân Mộng, Quang Sơn và
La Điền.
Đầu năm 1931, ông trợ giúp quân đoàn trưởng Khoáng Kế Huân chỉ huy
quân dưới sự phối hợp của lực lượng vũ trang địa phương, liên tiếp đánh
bại cuộc "vây quét sào huyệt" lần thứ nhất và thứ hai của quân Quốc dân
Đảng vào khu căn cứ cách mạng xô viết Hồ Bắc - Hà Nam - An Huy. Tháng
7, ông lại cùng với chính ủy viên Tăng Trung Sinh dẫn quân, chỉ trong vòng
1 tháng, đã liên tiếp công hạ được 4 thị trấn, thị xã là Anh Sơn, La Điền, Hy
Thủy và Quảng Tế, tiêu diệt tới 7 trung đoàn địch. Khi Quốc dân Đảng âm
mưu phát động cuộc "vây quét sào huyệt" lần thứ ba, ông dẫn quân tổ chức
chỉ huy 4 chiến dịch mang tính tiến công là Hoàng An, Thương Hoàng, Tô
Gia Phụ và Hoàng Quang, tiêu diệt gần 40 trung đoàn quân chính quy với
số quân lên tới hơn 6 vạn quân, từ đó bóp chết âm mưu "vây quét sào
huyệt" căn cứ địa cách mạng xô viết Hồ Bắc - Hà Nam - An Huy lần thứ ba
của quân Quốc Dân Đảng khi còn trong trứng nước. Trên đà đó, căn cứ địa
cách mạng nhanh chóng được mở rộng, Hồng quân Hà Nam - Hồ Bắc - An
Huy nhanh chóng phát triển lên đến hơn 4 vạn quân, chính quyền Xô viết
được thành lập tại 26 huyện với dân số lên đến 350 vạn người.
Năm 1932, do sự chênh lệch về mặt lực lượng, lại cộng thêm sự chỉ đạo
sai lầm của Trương Quốc Đào nên quân đoàn đặc nhiệm số 4 Hồng quân đã
không thể đánh bại cuộc "vây quét sào huyệt" lần thứ tư do Quốc dân Đảng