Saddam đảm nhiệm chức phó chủ tịch uỷ ban chỉ huy cách mạng Iraq.
Saddam tuyên bố huỷ bỏ hiệp định đã ký với Iran vào ngày 6 tháng 3 năm
1975, yêu cầu trả lại tất cả các quyền lực và chủ quyền cho Iraq và dòng
sông Arập phải thuộc về Iraq. Tháng 1 năm 1976, ông được phong quân
hàm Thượng tướng. Tháng 7 năm 1979, ông chính thức trở thành người
đứng đầu cơ quan lãnh đạo Đảng Xã hội Phục hưng, chủ tịch uỷ ban cách
mạng, Tổng thống nước cộng hoà và tổng tư lệnh quân đội vũ trang. Từ
đây, ông nắm toàn bộ quyền lực của Đảng, quân đội, chính quyền, cảnh sát,
tình báo.
Saddam tuyệt đối tin tưởng vào chính sách "quả đấm thép" có thể quyết
định được tất cả. Ông tiến hành chế độ thống trị chuyên chế với bên trong
và xâm lược bành trướng đối với bên ngoài.
Ngày 22 tháng 9 năm 1980, trước tiên ông phát động cuộc chiến hao tốn
kéo dài tới 8 năm vào nước láng giềng phía Đông là Iran, kết quả là cả hai
bên đều bị tổn thất nặng nề. Nhưng Saddam không vì thế và rút ra bài học
mà trái lại, 2 năm sau, vào tháng 8 năm 1990, ông lại phát động cuộc tiến
công chớp nhoáng, nhanh chóng chiếm được toàn bộ nước láng giềng phía
Đông Nam là Kuwait. Sự vụ này đã vấp phải sự chỉ trích và phải đối kịch
liệt của toàn thế giới.
Tháng 1 năm 1991, đội quân đa quốc gia do Mỹ cầm đầu đã tiến hành
cuộc phản kích cực lớn vào Iraq trên cả 3 trận hải, lục và không quân. Đến
lúc này, Saddam không thể không tuyên bố đầu hàng và rút quân khỏi
Kuwait. Hành động chủ nghĩa bá quyền khu vực mà hậu thuẫn là chính sách
"quả đấm thép" của Saddam đã lần đầu tiên bị thất bại. Mặc dù thế bành
trướng ra bên ngoài bị đập tan nhưng Saddam vẫn duy trì được quyền lực
thống trị tương đối ổn định trong nước. Năm 2003, chiến tranh Mỹ - Iraq
bùng nổ, Saddam sau khi bị bại trận đã tháo chạy. Sau một thời gian ẩn
trốn, vào tháng 12 năm 2003, Saddam đã bị quân Mỹ bắt.